Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Bé mới sinh bị vàng da: Biểu hiện - Nguyên nhân - Cách khắc phục

Bé mới sinh bị vàng da là một dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là những bệnh học nguy hiểm. Mẹ nắm được biểu hiện vàng da của con như thế nào là bình thường, bất thường rất cần thiết để có cách điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hiểu rõ nguyên nhân để biết cách phòng tránh. Cùng theo dõi bài viết sau để rõ hơn các vấn đề trên nhé!


Xem thêm:

Biểu hiện của bé mới sinh bị vàng da

Nắm được các biểu hiện bình thường và bất thường khi bị vàng da ở bé mới sinh giúp mẹ có thể đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Sau đây là một số biểu hiện của bé mới sinh bị vàng da do sinh lý cũng như bệnh lý:

Biểu hiện vàng da sinh lý ở trẻ mới sinh

Hầu như các bé sinh thiếu tháng đều bị vàng da, đó là do Bilirubin trong máu tăng cao. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu sau thì mẹ không cần lo lắng:
  • Tình trạng vàng da thường xuất hiện sớm, sau 24 giờ hoặc 2,3 ngày sau sinh.
  • Tình trạng vàng da sẽ hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
  • Mức độ vàng da tập trung chủ yếu ở vùng cổ, ngực, mặt, bụng phía trên rốn,...
  • Bilirubin toàn phần < 10mg/dL hay < 17μmol/L, mức độ tăng không quá 5mg% trong 24 giờ.
  • Nước tiểu trong, phân vàng nhạt.

Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ mới sinh

Bên cạnh vấn đề bé mới sinh bị vàng da do sinh lý bình thường là những dấu hiệu bệnh lý bất thường trái ngược lại với nó. Một số dấu hiệu cảnh báo cho mẹ khi thấy con bị vàng da bất thường như:
  • Tình trạng vàng da từ nhạt màu đến đậm màu hơn bình thường, tốc độ vàng da tăng nhanh.
  • Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài là dấu hiệu của bệnh lý. Với các bé sinh đủ tháng không thể hết sau 1 tuần, bé sinh thiếu tháng không hết sau 2 tuần thì mẹ nên lưu ý.
  • Tình trạng vàng da toàn thân, lòng bàn chân, bàn tay, thậm chí là mắt.
  • Bên cạnh các dấu hiệu vàng da thì còn kèm theo các triệu chứng khác như: bé bỏ bú, mắt lừ đừ, co giật, nhịp tim chậm, nhịp thở nhanh, thân nhiệt hạ, sụt cân,...
  • Bé mới sinh bị vàng da khi xét nghiệm Bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường (Bilirubin toàn phần < 10mg/dL hay < 17μmol/L)
Nếu các dấu hiệu này được phát hiện mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 


MẸO: Để nhận biết các dấu hiệu của trẻ, mẹ nên quan sát dưới ánh sáng trắng hoặc dưới ánh sáng tự nhiên là chính xác nhất!

Nguyên nhân bé mới sinh bị vàng da

Nguyên nhân vàng da do sinh lý

Em bé mới sinh bị vàng da hầu hết do sự tích tụ của Bilirubin. Nguồn gốc của Bilirubin là do các hồng cầu bị phá vỡ quá nhanh. Đối với người bình thường, Bilirubin sẽ được lọc qua gan khi gan đã hoàn thiện, khỏe mạnh. Đối với gan của trẻ sơ sinh thì chưa đủ khả năng để lọc hết chúng. Bên cạnh đó hồng cầu ở trẻ sơ sinh quá cao mà lại hay bị vỡ và nhanh chóng tái tạo. 
Đối với trường hợp này, các mẹ không cần lo lắng vì nó không nguy hiểm, sẽ tự hết sau 1, 2 tuần.

Nguyên nhân vàng da do bệnh lý

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh bệnh lý có thể bắt nguồn từ một số lý do sau:

  • Bầm tím khi sinh hoặc mẹ bị xuất huyết nội cũng gây vàng da cho trẻ sơ sinh.
  • Bé mới sinh bị vàng da có thể do mắc bệnh lý về gan, mật như tắc mật bẩm sinh, virus gây bệnh từ mẹ (viêm gan, giang mai,,...)
  • Trẻ mới sinh cũng có thể bị vàng da do nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da,..
  • Bé mới sinh bị vàng da cũng có thể xuất phát từ việc bất đồng nhóm máu với mẹ. (Ví dụ: Mẹ có yếu tố Rh-, bố là Rh+, con sinh ra có yếu tố Rh= cũng bị vàng da).

Mẹ nên làm gì khi bé mới sinh bị vàng da?

Cách khắc phục tình trạng bé mới sinh bị vàng da do sinh lý

Hầu như nếu bé mới sinh bị vàng da do sinh lý chỉ cần theo dõi và có thể hết sau 1, 2 tuần. Tuy nhiên, đối với các trường hợp xét nghiệm Bilirubin trong máu quá cao thì mẹ có thể khắc phục bằng 2 cách sau tùy thuộc vào từng trường hợp: 
  • Chiếu đèn (Bilirubin quá cao): Bạn có thể đưa bé đến chuyên khoa nhi của các bệnh viện lớn, uy tín để thực hiện chiếu đèn. Thường sẽ được chỉ định sau 24 giờ sau sinh. Khi chiếu đèn bác sĩ sẽ cần che kín mắt và bộ phận sinh dục để tránh ánh đèn làm ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của bé.
  • Truyền máu (nhiễm độc Bilirubin): Nếu như xét nghiệm thấy nhiễm độc Bilirubin, bác sĩ sẽ truyền máu bằng cách thay thế một phần máu cũ bằng máu mới để giảm bớt nồng độ Bilirubin.
Tắm nắng là kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng vì nghĩ cho bé phơi nắng 1 tuần thấy hết vàng da. Tuy nhiên, như trên chúng tôi đã nói vàng da có thể tự hết sau 1 tuần nên không liên quan gì đến việc tắm nắng cho bé. 

Cách điều trị tình trạng bé mới sinh bị vàng da do bệnh lý

Đối với vàng da bệnh lý thì cần có phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Chẳng hạn nếu bị bệnh tắc mật sẽ phải phẫu thuật, nếu nhiễm virus hay nhiễm khuẩn sẽ cho uống thuốc kháng sinh,.... Vì thế, khi mẹ phát hiện bé mới sinh bị vàng da với dấu hiệu bất thường nào của bệnh lý phải cho con đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời!

Bài viết trên mong rằng đã giúp các mẹ hiểu rõ biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp khi bé mới sinh bị vàng da như thế nào. Chúc các bé yêu luôn vui khỏe, chúc mẹ sớm hồi phục sau sinh để chăm sóc cho con được tốt nhất!

Nguồn: memoisinh.blogspot.com

1 nhận xét:

  1. The best casino site in India with bonus & free spins
    Best casino site in India with bonus & free luckyclub.live spins - IndianLucknow.live India gambling site with generous casino bonus for Indian players 2021!

    Trả lờiXóa

 

CẨM NANG CHO MẸ MỚI SINH Template by Ipietoon Cute Blog Design and Waterpark Gambang