Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh Dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh Dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Bác sĩ ơi, mới sinh được ăn hoa quả gì ạ?

Em vừa sinh bé được 1 tuần, sau khi ăn 1 miếng sầu riêng thì bé có dấu hiệu vặn vẹo, khó chịu và nổi vài nốt ngứa ở mặt nên em rất sợ. Xin hỏi bác sĩ mới sinh được ăn hoa quả gì để em bé không bị như vậy ạ?


Phạm Tuyết Nhung, Vũng Tàu



mới sinh ăn được hoa quả gì

Trả lời


Chào bạn,

Về câu hỏi mới sinh được ăn hoa quả gì của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Sầu riêng tính rất nóng, mặc dù chỉ qua sữa mẹ một phần rất nhỏ thôi nhưng cũng đủ làm bé cảm thấy khó chịu, nóng nảy sau khi bú mẹ. Tương tự như sầu riêng, mít tính nóng hay những quả có vị hăng, cay cũng được liệt kê vào danh sách hoa quả không nên ăn khi đang cho con bú.

 
Một số loại hoa quả khác có tính nóng như xoài, vải thiều, mận, na… thì có thể ăn nhưng chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi tuần.

Ngoài danh sách này, các loại hoa quả khác bạn đều có thể ăn, nhưng tốt nhất là ăn xen kẽ chứ không ăn chỉ một vài loại quả nào. Nếu sau khi ăn thấy em bé có dấu hiệu lạ như nổi mụn, mẩn ngứa, khó ngủ… thì có thể bé bị dị ứng với loại hoa quả đó. Khi đó, nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Hoa quả cung cấp nước, vitamin và các dưỡng chất tốt cho cơ thể của người mẹ và cả em bé, nhưng không vì thế mà nên ăn quá nhiều. Thời điểm thích hợp để ăn hoa quả là sau khi bữa ăn từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ, không ăn khi bụng trống rỗng vì chất axit có trong hoa quả sẽ làm hại dạ dày.

Khi chọn mua hoa quả, cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ. Hạn chế ăn hoa quả quá chua, chát. Trước khi ăn cần rửa sạch, gọt vỏ, không ăn quả bị dập nát, thối hỏng để đảm bảo sức khỏe.

Chúc bạn và em bé luôn mạnh khỏe!





Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

Mẹ mới sinh ăn sữa chua được không?

Mới sinh ăn sữa chua được không? Nếu như mẹ cho rằng sữa chua lạnh, có vị chua không tốt cho phụ nữ sau sinh thì có thể mẹ đã nhầm rồi đó!

Chế độ ăn của phụ nữ sau sinh cần kiêng khem một số thứ, đa phần là các thực phẩm gây mất sữa. Nhiều mẹ cho rằng trong danh sách này cần phải có sữa chua, vì chúng vừa chua, lại vừa lạnh. Thế nhưng, độ chua của sữa chua không giống như dưa cà muối, cũng không giống như chanh quất, giấm gạo. Quá trình lên men cộng với các dưỡng chất có sẵn trong sữa giúp nó trở thành một thực phẩm tuyệt vời.

Mới sinh ăn sữa chua được không?


Mẹ mới sinh hoàn toàn có thể ăn sữa chua. Ăn sữa chua trong thời gian cho con bú không gây mất sữa, ngược lại nó còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả hai mẹ con.

- Hàm lượng lợi khuẩn khổng lồ trong sữa chua như vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bifido Bacterium giúp cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế đáng kể tình trạng táo bón – ác mộng của những mẹ mới sinh.


mới sinh ăn sữa chua được không

- Canxi có trong sữa chua giúp xương của người mẹ chắc khỏe hơn. Hàm lượng canxi từ sữa chua đi qua sữa mẹ cũng sẽ giúp trẻ hoàn thiện hệ xương khớp và răng nướu.

- Sữa chua làm giảm cholesterol trong máu, giúp người mẹ phòng tránh cao huyết áp, đồng thời có một hệ tim mạch khỏe mạnh.

- Vi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus trong sữa chua có tác dụng làm giảm hormone Corticosterone – yếu tố gây căng thẳng, stress ở phụ nữ mới sinh con. Ăn sữa chua có thể giúp họ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm.

- Hormone Cortisol trong sữa chua tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ kiểm soát cân nặng cho phụ nữ sau sinh.

- Axit lactic dồi dào trong sữa chua giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập qua da, giúp các mẹ có được làn da mịn màng, căng bóng và hồng hào hơn.

 

Mẹ mới sinh cần lưu ý những gì khi ăn sữa chua?


- Mẹ mới sinh được ăn sữa chua, nhưng lượng hợp lý nhất là từ 1 – 2 hộp/ngày. Ăn nhiều sữa chua có thể khiến axit dịch vị tăng quá mức, gây tiêu chảy, đau bụng, chán ăn.

- Không nên ăn sữa chua khi bụng trống rỗng vì chúng khiến cho các lợi khuẩn trong sữa chua không phát huy được hết công dụng. Tốt nhất là ăn 1 hũ sữa chua sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.

- Trẻ sơ sinh chỉ có thể “ăn” sữa chua thông qua việc mẹ ăn sữa chua rồi cho con bú. Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, không được cho trẻ ăn sữa chua trực tiếp.

- Trước khi ăn sữa chua, có thể nhấc hộp sữa chua ra khỏi tủ lạnh cho bớt lạnh rồi ăn, không làm ấm sữa chua bằng cách đun nóng.

- Có thể ăn sữa chua với hoa quả, nhưng không được trộn sữa chua với kem, thịt mỡ, xúc xích, thịt nguội.

- Bản chất của sữa chua là sữa bò lên men. Vì vậy nếu bé sơ sinh của mẹ bị dị ứng với sữa bò thì mẹ tuyệt đối không được ăn sữa chua. Có thể nhận biết bé có dị ứng hay không qua các dấu hiệu bé bị mẩn đỏ, quấy khóc, ngứa ngáy khó chịu sau khi người mẹ ăn sữa chua.

Những người mẹ có tiền sử bệnh tiểu đường, viêm tụy, xơ vữa động mạch, viêm túi mật… cũng không nên ăn sữa chua, vì chúng có thể khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Mới sinh có được ăn sầu riêng không?

Sầu riêng là một loại quả với hương vị vô cùng đặc biệt của nước ta. Sầu riêng khá kén người ăn, nhưng ai đã ngửi và ăn được sầu thì chắc chắn sẽ nghiện. Vậy mẹ mới sinh có được ăn sầu riêng không? Sầu riêng có tác hại gì khi mẹ vẫn còn cho con bú hay không?

Dinh dưỡng có trong quả sầu riêng


Sầu riêng vị ngọt, tính nóng, rất giàu vitamin C, vitamin B, kali, chất xơ, canxi. Nhờ vậy, sầu riêng được cho là loại quả cực kỳ tốt cho sức khỏe.

- Vitamin C có thể chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình oxy hóa và ngăn ngừa mầm bệnh. Trong 1 chén sầu riêng chứa đến 80% lượng vitamin C mà cơ thể chúng ta cần mỗi ngày.

mới sinh có được ăn sầu riêng

- Vitamin B9 và chất folate trong sầu riêng tốt cho máu, vì chúng cần thiết cho sự sản xuất hồng huyết cầu.

- Kali và canxi trong sầu riêng ngăn cản sự bài tiết canxi theo đường nước tiểu, giúp cho xương, răng và nướu chắc khỏe hơn, đồng thời bảo vệ hệ tim mạch.

- Chất xơ giàu có của sầu riêng cải thiện nhu động ruột, làm giảm tình trạng táo bón.

- Vitamin B6 của loại quả này giúp tăng dẫn truyền thần kinh, giảm trạng thái căng thẳng và ngăn ngừa trầm cảm.

Mẹ mới sinh có được ăn sầu riêng không? 


Mặc dù rất nhiều dưỡng chất quý giá, song sầu riêng lại không tốt cho phụ nữ mang thai và mẹ mới sinh con. Nói cách khác, mẹ mới sinh không nên ăn sầu riêng.

- Ăn nhiều sầu riêng có thể khiến người mẹ bị đầy hơi vì quá nhiều chất xơ. 

 
- Hàm lượng calo và chất béo cao trong sầu cũng khiến mẹ mới sinh dễ tăng cân hơn bình thường.

- Sầu riêng còn gây ra tình trạng khó ngủ, xuất huyết, vì thế nó không tốt cho phụ nữ mang thai.

- Sầu riêng tính nóng, ăn vào có thể mang đến cảm giác nóng ruột, khó chịu, nổi mụn. Người mẹ có các vết thương ở tầng sinh môn hoặc vết sinh mổ nếu ăn sầu riêng có thể rất lâu lành hoặc bị sẹo lồi.

- Em bé bú mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng như khó ngủ, nóng trong.

Như vậy, chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi mới sinh có được ăn sầu riêng không. Chúc cho các mẹ có được một thực đơn thật bổ dưỡng và an toàn sau sinh.



Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Mới sinh nên ăn rau gì? 10 loại rau tốt nhất cho mẹ mới sinh

Với những mẹ mới sinh, ăn nhiều rau xanh sẽ cung cấp vitamin cần thiết và giúp mẹ giảm thiểu đáng kể tình trạng táo bón. Nhưng không phải rau gì cũng tốt cho sức khỏe của mẹ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể mới sinh nên ăn rau gì để nhóm thực phẩm này phát huy tối đa hiệu quả nhé!

Mới sinh nên ăn rau gì?


1. Rau ngót


Rau ngót vị ngọt, tính mát, rất giàu vitamin và sắt, có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ mới sinh. Rau ngót cũng tạo ra những cơn co bóp tử cung, đẩy sản dịch ra ngoài giúp mẹ tránh được những bệnh viêm nhiễm và giảm thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh. Ngoài ra, rau ngót còn là một loại thực phẩm lợi sữa điển hình được các mẹ tin dùng rất nhiều. 

2. Rau lang


Ngọn rau lang vị ngọt, hơi chát, nếu luộc hay nấu canh đều sẽ mang lại cảm giác ngon miệng cho người mẹ. Loại rau này rất giàu vitamin, nhưng tác dụng được nhiều mẹ quan tâm hơn cả chính là khả năng nhuận tràng, chữa táo bón – cơn ác mộng của tất cả những mẹ sau khi sinh con.

3. Các loại đậu đỗ


Đậu hà lan, đậu đũa, đậu cove… giàu chất oxy hóa, rất tốt cho xương khớp và làn da của người mẹ. Mặt khác, trong các loại đậu này còn giàu chất xơ, sẽ tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ cho việc giảm cân sau sinh. Lượng chất xơ dồi dào này cũng sẽ tốt cho mẹ nào bị táo bón.
mới sinh nên ăn rau gì


4. Mồng tơi


Cùng với rau lang và các loại đậu đỗ, rau mồng tơi nhiều sắt, vitamin cùng chất nhầy tốt cho hệ tiêu hóa của người mẹ, đồng thời là một cách chữa táo bón rất tốt. Tuy nhiên mồng tơi có tính hàn, ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, đi ngoài. Nấu mồng tơi cùng với các loại thịt sẽ làm giảm bớt tính hàn của loại rau này.

5. Rau đay


Rau đay cũng tình hàn, nhiều nhớt, rất giàu vitamin B, sắt, canxi và vitamin C. Mẹ mới sinh ăn rau đay là một cách tốt để hỗ trợ hệ tiêu hóa, lợi sữa và bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên một tuần không nên ăn quá 250 g rau đay.

Xem thêm:

6. Giá đỗ


Giá đỗ, nhất là giá đỗ làm từ đậu nành là một thực phẩm “vàng” đối với mẹ mới sinh. Trong mầm đậu nành chứa nhiều vitamin, chất xơ, tốt cho tóc, da, vóc dáng, tim mạch. Giá đỗ không phải là loại rau đặc biệt nhiều sữa, nhưng nhờ vào sự hỗ trợ cho sức khỏe của nó mà người mẹ sau khi ăn giá đỗ có thể kích sữa về nhiều hơn cho con.

7. Rong biển


Rau biển giàu iot và sắt, rất tốt cho máu của người mẹ. Rong biển có nhiều loại, có thể chế biến thành nhiều món ăn lợi sữa cho người mẹ. Sử dụng rong biển hàng tuần sẽ giúp đỡ mẹ rất nhiều khi mẹ mới sinh em bé xong.

8. Măng tây


Măng tây là thực phẩm sạch được ưa chuộng hiện nay, vì măng tây không có sâu bệnh, không phải phun thuốc trừ sâu. Sự giàu có về chất dinh dưỡng như đạm, chất xơ, vitamin, acid folid, chất kháng khiến măng tây trở thành loại rau hoàng đế ở nhiều nước, nhất là các nước châu Âu. Mẹ có thể dùng măng tây để chế biến thành nhiều món ngon, chẳng hạn như măng tây xào tôm, măng tây xào nấm, măng tây xào thịt bò…

9. Cải xoăn


Cải xoăn giàu vitamin A hơn bất kỳ loại rau nào, chứa nhiều vitamin C hơn cam cùng với hàm lượng chất xơ và chất oxy hóa dồi dào. Ăn cải xoăn cũng là một cách kiểm soát cân nặng sau sinh rất hiệu quả.

10. Mướp


Mướp là loại rau quen thuộc, hết sức lành tính có tác dụng thanh nhiệt giải độc và lợi sữa hiệu quả. Mẹ có thể dễ dàng mua được mướp ngoài thị trường với giá rất rẻ, không có lý do gì để mẹ loại bỏ mướp ra khỏi chế độ ăn uống đúng không nào?

Trên đây là 10 loại rau tốt nhất cho mẹ mới sinh. Chúc mẹ có được những bữa ăn thật ngon miệng và bổ dưỡng!










Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Mới sinh xong nên kiêng ăn gì? 9 thực phẩm cần tránh xa sau sinh

Mẹ mới sinh không cần thiết phải kiêng khem quá nhiều thứ, nhưng một số thực phẩm có hại cho sức khỏe thì không nên ăn. Vậy mẹ mới sinh nên kiêng ăn gì để vết thương mau lành và có nhiều sữa cho con bú? Các mẹ hãy cùng tham khảo danh sách 9 thực phẩm dưới đây nhé.

1. Đồ uống có cồn và ga


Bia rượu, nước ngọt có ga… tất cả đều không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là những người vừa mới sinh con thì hậu quả mà chúng gây ra lại càng nghiêm trọng. Chúng ảnh hưởng xấu đến não và thần kinh, thúc đẩy lão hóa da, làm vết thương ở vết mổ và tầng sinh môn của người mẹ lâu lành. Đặc biệt nếu uống bia rượu hoặc đồ uống có ga trước khi cho con bú sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra. 

2. Cafein


Bao gồm nước trà đặc, sô cô la, cà phê, ca cao, coca, pepsi, red bull. Mặc dù các loại uống chứa cafein này có thể kích thích thần kinh giúp chúng ta tỉnh táo hơn, song nó lại gây ra tình trạng mất ngủ, dễ cáu gắt ở cả người mẹ và em bé. Những người mẹ thường xuyên dùng cafein cũng có nguy cơ thiếu sữa, mất sữa rất cao.

mới sinh xong nên kiêng ăn gì

3. Một số loại rau củ


Rau rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phụ nữ mới sinh xong. Tuy nhiên khi hỏi mới sinh xong nên kiêng ăn gì thì chúng ta lại phải đưa vào danh sách này một số loại rau củ, bao gồm: Lá lốt, bạc hà, cần tây, bắp cải, mướp đắng, bí đỏ, rau muống. Trong đó lá lốt gây mất sữa, rau muống làm vết khâu ở bụng hoặc tầng sinh môn lâu lành, gây sẹo lồi, còn các loại rau còn lại tính hàn sẽ gây lạnh bụng và ít sữa ở người mẹ.

4. Măng chua, măng tươi, măng khô


Măng chế biến được thành nhiều món ăn rất ngon miệng, nhưng trong nó lại chứa chất cyanide có thể gây ngộ độc và mất sữa. Nấu chín kỹ với nhiều ớt có thể làm giảm độc tính trong măng, nhưng nói chung phụ nữ mới sinh ăn măng vẫn không tốt. Đó là chưa kể hiện nay trong măng ngâm rất nhiều hóa chất độc hại.

5. Ớt, tỏi, hạt tiêu


Chúng là những đồ cay nóng, ăn vào có thể làm người mẹ bị táo bón. Ớt, tỏi và hạt tiêu không vào sữa nhiều, nhưng vẫn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của em bé. Vì vậy khi còn cho con bú, đặc biệt là lúc vừa mới sinh xong người mẹ không được ăn đồ cay nóng.

6. Đồ ăn nhanh


Mỳ tôm, xúc xích, giăm bông, bánh sandwich, hamburger… chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản và các gia vị hóa học, ăn nhiều có thể khiến người mẹ tăng cân không kiểm soát. Trẻ nhỏ khi bú mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần nhất định.

7. Các món gỏi, nộm sống, thịt tái


Gỏi cá, nộm sứa, tiết canh, thịt tái hay bất cứ món ăn nào chưa qua chế biến đều không tốt cho mẹ mới sinh. Nguyên nhân vì trong các thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn, giun sán rất dễ làm cả mẹ và con bị tiêu chảy. Trong thực tế, ngay cả người bình thường ăn những món ăn chưa nấu chín kỹ cũng có thể gặp nguy hiểm.

8. Mỡ động vật


Mỡ động vật chứa nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mỡ đã qua chiên rán nhiều lần. Khi mới sinh con, người mẹ nên ăn dầu thực vật thay vì mỡ động vật, đồng thời nên hạn chế các món chiên xào, tăng cường các món hấp, luộc hay nấu canh.

9. Đồ muối chua


Dưa cải muối chua, hành muối chua, hoa quả dầm chua cay chứa nhiều axit có hại cho dạ dày. Hơn nữa nếu ăn đồ chưa muối chín kỹ sẽ rất dễ sinh ra chất độc nitrosamine có thể tăng nguy cơ bị ung thư và mất sữa ở phụ nữ mới sinh con xong.

Trên đây là đáp án đầy đủ nhất cho câu hỏi mới sinh xong nên kiêng ăn gì, ngoài ra các mẹ không cần kiêng khem quá khắt khe. Chúc mẹ có được những bữa ăn ngon miệng và giàu chất dinh dưỡng để có đủ sữa cho em bé bú sau sinh!














Đọc tiếp »

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Mới sinh có được uống sữa tươi không? Uống thế nào cho đúng?

Chúng ta đều biết rằng sữa có nhiều dưỡng chất, nhưng không phải ai uống sữa cũng tốt. Bởi vậy, rất nhiều mẹ thắc mắc rằng mới sinh có được uống sữa tươi không, nếu có thì phải uống thế nào và uống bao nhiêu để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Những công dụng “thần thánh” của sữa tươi


Sữa tươi hiện nay đa phần là sữa bò, một số sản phẩm sữa khác có thể làm từ sữa dê hoặc cừu, nhưng sữa bò vẫn được ưa chuộng nhất. Nếu uống sữa tươi mỗi ngày, bạn có thể có được một số lợi ích sau:

- Kích thích ăn uống: Uống sữa có khả năng kích thích sự ngon miệng của bạn.

- Phát triển cơ bắp: Sữa rất giàu protein tốt cho cơ bắp, tốt cho người bị suy nhược cơ thể.

- Tốt cho da và tóc: Uống sữa hay dùng sữa tươi làm dầu ủ đều giúp tóc óng mượt và phát triển tốt hơn, da láng mịn và trắng trẻo hơn.

- Tốt cho răng và xương: Trong sữa nhiều vitamin và canxi cần thiết cho sự phát triển của xương, răng.

- Giảm căng thẳng mệt mỏi nhờ vào thành phần dinh dưỡng dồi dào trong sữa.

- Giảm đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ.

Mẹ mới sinh có được uống sữa tươi không?

mới sinh có được uống sữa tươi không

Sữa tươi nhiều dinh dưỡng như vậy, nhưng mẹ mới sinh có đươc uống sữa tươi không? Câu trả lời là . Phụ nữ sau sinh nếu uống sữa tươi đúng cách có thể hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe:

- Cung cấp năng lượng, hồi phục nhanh các vết thương.

- Sữa tươi dạng lòng dễ nuốt, thích hợp với những mẹ bị chán ăn.

- Uống sữa tươi mỗi ngày có thể kích thích sự tiết sữa, giúp mẹ nhiều sữa cho con bú hơn.

 

Mẹ mới sinh uống sữa tươi như thế nào cho đúng?


Uống sữa tươi không đúng cách có thể bị thiếu hoặc thừa chất. Đối với mẹ mới sinh con, nếu uống sữa tươi bừa bãi có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho cả 2 mẹ con mà điển hình nhất là đi ngoài.

Vậy làm thế nào để uống sữa tươi đúng cách?

- Không uống sữa tươi vắt trực tiếp vì chúng nhiều vi khuẩn, nhất định phải dùng sữa tươi đã được thanh trùng hoặc tiệt trùng.

- Không uống quá 3 hộp sữa tươi một ngày vì phải ăn bổ sung thêm các thực phẩm khác.

- Không nên uống sữa lúc bụng quá đói sẽ làm giảm sự hấp thu các chất trong sữa.

- Trước khi uống sữa tươi phải hâm nóng sữa bằng cách ngâm vào nước ấm 40 – 50 độ C.

- Không đun sữa trên 70 độ C, khi đó các dưỡng chất sẽ bị tiêu diệt hết.

- Không cho trẻ sơ sinh uống sữa tươi, nhưng mẹ có thể uống sữa sau đó cho trẻ bú mẹ.

- Vào buổi tối, nên uống sữa trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.


Như vậy, mẹ mới sinh hoàn toàn có thể uống sữa tươi, nhưng hãy chắc chắn rằng mình đang dùng sữa tươi đúng cách nhé!


Đọc tiếp »

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Mẹ mới sinh xong nên ăn gì và không nên ăn gì?

Mỗi một lần sinh nở, phụ nữ như một lần tái sinh. Dinh dưỡng không hợp lý có thể khiến mẹ suy nhược, ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như sức khỏe của cả mẹ và con. Nhất là khi mới sinh, việc ăn gì không nên ăn gì anh hưởng rất nhiều đến thể trạng của mẹ. Vậy mới sinh mẹ nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng memoisinh tìm hiểu ngay sau đây.


Mẹ mới sinh xong nên ăn gì

Khi vừa mới sinh xong nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

• Mẹ nên ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu như cháo, mì, trứng gà, sữa nóng, sữa tươi, bánh ngọt…

• Nên ăn nhiều rau ngót hoặc lá tía tô, tránh xa các loại rau cải. Cần đảm bảo rau sạch nếu không sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa

• Không nên ăn những thức ăn khó tiêu như đồ dầu mỡ, chân giò, thịt gà.

• Không nên ăn cam, nước cam hoặc các đồ uống chua khác vì sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

• Với các mẹ sinh mổ: chỉ nên ăn khi đã đánh hơi được. Nên ăn mướp, thịt nạc, rau đậu, chuối, cà chua. Hạn chế ăn đồ tanh: cá, ốc,…khi vết thương chưa lành.

• Không nên ăn nhiều

Khoảng thời gian tiếp theo sau sinh nên ăn gì và ăn như thế nào?

• Tùy theo sự khả năng phục hồi của hệ tiêu hóa mẹ có thể ăn các món ăn giàu dinh dưỡng khác như canh xương, canh gà,…

• Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, có thể ăn làm 5-6 bữa/ngày

Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn

- Không nên kiêng cữ quá nhiều, chỉ ăn 1-2 món trong suốt thời gian ở cữ. Điều này có thể khiến mẹ chán ăn và thiếu chất.

- Lắng nghe phản ứng của cơ thể và biểu hiện của bé. Nếu ăn thứ gì đó không hợp, cơ thể bạn hoặc cơ thể bé sẽ phản ứng luôn. Ví dụ như rối loạn tiêu hóa ở mẹ hoặc con.

- Trứng gà rất tốt cho phục hồi sức khỏe và tăng cường omega 3, dưỡng chất cho bé.

- Không nên ăn đồ chua, hoa quả, đồ ăn để lạnh.

- Nên ăn các thức ăn có chất béo, đường

- Nên dùng các chế phẩm từ sữa mỗi ngày như phomat, sữa tươi, sữa đặc,…

- Tránh xa toàn bộ các chất kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp.

Ngoài việc cần biết mới sinh nên ăn gì và không nên ăn gì mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ sinh hoạt, luyện tập. Khi mới sinh, mẹ cần nghỉ ngơi tuyệt đối. Nhưng khi cơ thể đã dần phục hồi mẹ nên đi lại, hoạt động nhẹ nhàng để đẩy sản dịch ra hết nhanh nhất.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Đọc tiếp »
 

CẨM NANG CHO MẸ MỚI SINH Template by Ipietoon Cute Blog Design and Waterpark Gambang