Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Trẻ em mới sinh bị khò khè và 5 câu hỏi thường gặp!

Trẻ em mới sinh bị khò khè xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể chỉ là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là nguy hiểm nếu như không xác định rõ được nguyên nhân. Bài viết sau sẽ đưa ra 5 câu hỏi mà các mẹ quan tâm về vấn đề này, phần nào đó giúp các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm có thể xử lý kịp thời.

Xem thêm:

1. Trẻ em mới sinh bị khò khè kèm dấu hiệu nào cần đi khám?

Câu hỏi

Em mới sinh cháu được 20 ngày, lúc sinh cháu nặng 3kg, hiện tại cháu ăn uống bình thường nhưng hay bị thở khò khè, không có đờm. Vậy cháu có bị làm sao không ạ? Trẻ em mới sinh bị khò khè khi nào cần đi khám bác sĩ ạ?

(Hồng Thu - Vĩnh Phúc)

Trả lời

Dấu hiệu khò khè cảnh báo việc bé bị hen suyễn hay viêm phế quản. Tuy nhiên, bé thở khò khè nhưng không ho, không sốt, vẫn ăn ngủ bình thường thì rất có thể chỉ bị nghẹt mũi chứ không phải khò khè. Bạn có thể ra hiệu thuốc mua dung dịch vệ sinh mũi (loại dành cho trẻ sơ sinh) để xịt cho bé. 

Nếu sau 3, 4 ngày tình trạng không đỡ bạn cần xem xét lại hoặc nếu có thêm các dấu hiệu sau kèm tình trạng khò khè rõ hơn bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ:
  • Trẻ em mới sinh bị khò khè kèm tiếng rít khó thở.
  • Có tình trạng ho kéo dài.
  • Tăng nhịp thở liên tục (hơn 60lần/phút).
  • Nếu như bé bị sốt cao có khả năng cao gặp phải vấn đề về bệnh lý đường hô hấp và phổi.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ em mới sinh bị khò khè?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em được gần 7 tháng tuổi nặng 6kg. Một tuần trước cháu bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi và đưa đi bệnh viện điều trị khỏi rồi. Vấn đề quan trọng tôi muốn hỏi là mới sinh ra, bé còn có tình trạng thở khò khè. Cũng hỏi bác sĩ ở 2, 3 bệnh viện thì bác sĩ bảo phổi bé nên vậy chứ không sao. Bác sĩ cho bổ sung vitamin D3 và canxi thì gần đây uống cũng thấy đỡ nhưng vừa rồi ốm bé thở cũng rất khó khăn. 

Không biết tình trạng trẻ em mới sinh bị khò khè như vậy có sao không? Nguyên nhân do đâu ạ?
(Trần Tâm - Nam Định)

Trả lời 

Trong trường hợp bé nhà bạn bạn cần kiểm tra kỹ xem có phải bé bị khò khè không hay chỉ bị tăng tiết đờm, nghẹt mũi, trào ngược dạ dày thôi. Tuy nhiên, để xác định rõ nguyên nhân tại sao bạn vẫn nên đưa bé đi khám và làm siêu âm tại chuyên khoa nhi mới có thể điều trị đúng cách.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em mới sinh bị khò khè:
  • Một trong những nguyên nhân như chúng tôi nói trên đó là do đờm nhớt gây nghẹt mũi hoặc trẻ bị trào ngược dạ dày, hẹp mũi sau. Trong trường hợp này bạn chỉ cần thông mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ mũi cho trẻ. 
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thể do di truyền từ bố mẹ như khó thở, thở hay khò khè.
  • Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có thể bị ho, phế quản bị ảnh hưởng cần được điều trị kịp thời.
  • Nghiêm trọng hơn, triệu chứng khò khè cũng có thể xuất phát từ bệnh lý nào đó như: suy hô hấp, viêm phổi,... 

3. Trẻ mới sinh bị khò khè như thế nào là bình thường?

Câu hỏi

Trẻ em mới sinh bị khò khè như thế nào được gọi là bình thường?
(Nguyễn Hải - Hưng Yên)

Trả lời

Nếu như bạn cảm thấy bé có dấu hiệu khò khè bình thường như do đờm nhớt. Dấu hiệu nhận biết là tiếng thở có âm sắc trầm nghe rõ khi trẻ thở ra có thể nghe bằng việc áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần như tiếng ngáy). 

4. Trẻ em mới sinh bị khò khè phải làm sao?

Câu hỏi

Bé nhà tôi được hơn 2 tháng, mới sinh ra đã hay bị khò khè, có đưa bé đi chữa đỡ được 1 thời gian giờ lại tái phát. Cũng đưa bé đi khám và cho rửa bằng nước muối sinh lý nhưng không đỡ. Mỗi lần bú, đặc biệt là đêm bé lại bị khò khè nhiều. Lúc ôm đặt tay dưới lưng bé mà cảm giác lồng ngực rộng lớn, cháu thở mạnh, rất to. Tôi phải làm sao bây giờ ạ? Mong sớm nhận được lời khuyên từ bác sĩ!
(Quỳnh Trang - Hưng Yên)

Trả lời

Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú, đặc biệt vào bạn đêm có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi trào ngược lên ngã 3 đường ăn và thở dẫn sẽ làm cho trẻ em mới sinh bị khò khè. Bạn nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để được điều trị. Ngoài ra, bạn phải điều chỉnh tư thế của bé là vác đứng bé sau khi bú vác thẳng lên tầm 30 - 40 phút hoặc cho bé ngủ trên ghế nôi, nâng vai và đầu dốc khoảng 45 độ để không bị trào ngược sau khi ăn.

5. Làm sao để giúp trẻ em mới sinh tránh bị khò khè?

Câu hỏi

Em đang bầu tuần thứ 33 mà thấy nhiều trẻ em mới sinh bị khò khè quá làm em lo lắng vì từ bé nhà hàng xóm cho tới con của chị họ đều bị,... Vậy làm sao để con tránh được tình trạng khò khò này ạ?

(Phạm Quỳnh - Hải Dương)

Trả lời

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em mới sinh bị khò khè. Vì thế, nhiều khi là di truyền thì khó có thể phòng tránh. Ngoài ra, nếu là bệnh lý và sinh lý bình thường, mẹ có thể phòng tránh cho con bằng cách:
  • Vệ sinh mũi và họng cẩn thận bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
  • Nên kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên bằng việc đo nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể trẻ.
  • Nên tiêm phòng cho trẻ đúng quy định để phòng tránh những bệnh viêm nhiễm.
  • Sau khi sinh nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho con.

Trên đây là 5 câu hỏi xoay quanh vấn đề: “Trẻ em mới sinh bị khò khè” mà các mẹ hay thắc mắc nhất. Mong rằng các mẹ nắm vững kiến thức chăm sóc sức khỏe cho con yêu tốt nhất. Chúc các con luôn vui khỏe!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

CẨM NANG CHO MẸ MỚI SINH Template by Ipietoon Cute Blog Design and Waterpark Gambang