Trẻ em mới sinh hay vặn mình xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tư thế đặt con ngủ sai cách, bú mẹ chưa đủ no, phòng bí bách,... Thế nhưng nhiều bà mẹ không biết bé vặn mình do nguyên nhân nào. Bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ các nguyên nhân hay gặp phải, đi kèm đó là biểu hiện và cách khắc phục để mẹ có hướng giải quyết tốt nhất!
Xem thêm:
1. Trẻ em mới sinh hay vặn mình do mẹ cho ngủ và yếu tố bên ngoài
Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bé sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc đó là do cách mẹ đặt bé ngủ và các yếu tố xung quanh. Chẳng hạn như việc mẹ kê gối quá cao, cho con nằm đệm quá cứng hay nằm trong phòng bí bách, quấn tã chặt quá hay tã bị ướt,... Các vấn đề nhỏ nhặt đó mà mẹ không để ý cũng sẽ làm phá vỡ một giấc ngủ ngon của con.
Biểu hiện
- Biểu hiện trẻ em mới sinh hay vặn mình do mẹ cho ngủ sai cách và các yếu tố bên ngoài đó là:
- Bé ngủ cựa quậy hay vặn mình, gồng mình.
- Quấn tã chặt hay nhiệt độ phòng còn có thể làm cho bé toát mồ hôi.
- Hay vặn mình kèm theo khó chịu thể hiện trên khuôn mặt.
Cách khắc phục
- Mẹ nên chú ý tới phòng ngủ của mình, đặc biệt cần có cửa sổ, nhưng không để gió trực tiếp từ bên ngoài, thoáng mát, sạch sẽ,...
- Chú ý đến nhiệt độ phòng để trẻ có giấc ngủ ngon.
- Chú ý đến cơ thể (nóng, lạnh) để điều chỉnh nhiệt độ.
- Nếu con có biểu hiện khó chịu thì nên kiểm tra việc “nhồi nhét” quần áo hoặc kiểm tra tã xem có bị ướt không,...
2. Trẻ em mới sinh bú không no cũng hay vặn mình
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp tiếp theo làm cho trẻ em mới sinh hay vặn mình đó là do con bú mẹ không đủ no. Dạ dày của con nhỏ, sức bú cũng không nhiều ở mấy ngày đầu sau sinh nên bé rất nhanh đói trở lại khi đang ngủ.
Biểu hiện
Nắm được các biểu hiện sau mẹ sẽ biết con đói sữa khi ngủ sẽ như thế nào.
- Khi con đang say giấc, tự nhiên vặn mình, uốn người,.. Nếu sau đó không được đáp ứng là biểu hiện con khóc ré lên.
- Tỉnh giấc bất chợt trong giấc ngủ nhiều lần trong đêm nhưng lại có thể ngủ ngay sau đó rất nhanh.
- Di chuyển đầu liên tục như muốn tìm kiếm thứ gì đó.
Cách khắc phục
- Cho con bú đến khi nào con bỏ ti thì thôi.
- Nếu có thể hãy theo dõi giấc ngủ của con (ban ngày).
- Nếu sữa mẹ không đủ cho bé bú cần tìm giải pháp để “gọi sữa mẹ về” nhiều hơn và chất lượng hơn.
- Nếu có thể, mẹ nên chú ý trong suốt giấc ngủ của con để cho con bú ngay khi đang bị đói nhé!
3. Trẻ em mới sinh hay vặn mình do thiếu dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ
Nguyên nhân
Nếu như các biểu hiện của trẻ em mới sinh hay vặn mình khi ngủ kéo dài rất có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của con. Nếu như con bị thiếu chất thì việc một số bộ phận cơ quan sẽ “biểu tình”. Đặc biệt là khi trẻ sơ sinh bị thiếu canxi và kẽm sẽ làm bé ngủ không sâu giấc, bé khó ngủ dẫn đến việc ngủ ít, ngủ không yên.
Biểu hiện
Ngủ không yên, thường bứt dứt, khó chịu hay vặn mình cũng là dấu hiệu cho việc bé bị thiếu chất dinh dưỡng.
Cách khắc phục
Biểu hiện trên cũng khá giống như các biểu hiện của tình trạng bú không no hay đặt ngủ sai cách. Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ vẫn nên thực hiện bằng cách phòng tránh như sau:
- Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần cung cấp thêm thực đơn hàng ngày như: hải sản, các loại rau màu xanh.
- Bên cạnh đó, cho bé uống bổ sung canxi và kẽm.
- Với những mẹ không có sữa cho con bú thì tìm ngay giải pháp để thực hiện các bước trên. Bởi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất với trẻ nhỏ.
4. Trẻ em mới sinh hiếu động cũng hay vặn mình khi ngủ
Nguyên nhân
Chúng ta vẫn thường nói trẻ em thì rất hiếu động, đó là sự phát triển mang dấu hiệu tốt của trẻ. Nó không chỉ thể hiện khi trẻ từ 2, 3 tuổi trở lên mà thậm chí từ khi trong bụng mẹ và mới chào đời được mấy ngày hay mấy tuần. Dấu hiệu trẻ em mới sinh hay vặn mình khi ngủ cũng có thể do sự hiếu động của con.
Biểu hiện
- Con nằm ngủ hay vặn mình, cựa quậy nhưng không có vẻ gì khó chịu.
- Con vẫn ăn ngoan và lên cân đều.
Cách khắc phục
Tất nhiên, đối với trường hợp này, mẹ không cần phải lo lắng. Nếu con hay ngọ nguậy, cứ để con “vận động” thoải mái, tự nhiên sẽ giúp con khỏe mạnh hơn đó. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi thường xuyên, nếu con khó chịu, mặt nhăn nhó thường xuyên thì lại là do nguyên nhân khác.
5. Trẻ em mới sinh hay vặn mình cũng rất có thể do bị còi xương
Nguyên nhân
Có một số trường hợp trẻ em mới sinh hay vặn mình khi ngủ do bị còi xương. Đó là do khi chiều cao của con tăng nhanh so với những yêu cầu chuẩn (có trong sổ theo dõi sức khỏe của con). Chẳng hạn như nếu trẻ sơ sinh được 1 tháng tuổi, cân nặng sẽ khoảng 4kg và dài khoảng 53 - 54cm. Thế nhưng, trẻ càng phát triển chiều cao nhanh, chỉ cần vượt chuẩn 1, 2 cm thì khả năng bị còi xương do thiếu canxi càng cao.
Biểu hiện
Nếu trẻ bị còi xương, ngoài biểu hiện trẻ ngủ hay vặn mình, chiều cao tăng nhanh thì còn một số biểu hiện đi kèm nữa đó là:
- Hay trằn trọc lăn lộn;
- Thường giật mình khi ngủ;
- Tóc rụng;
- Đầu bị bẹp;
- Chậm biết lẫy, bò, đi.
- Chậm mọc răng;
- Thóp mềm và chậm đầy (thóp là điểm mềm trên đầu của bé và trẻ nên đầy đặn và cứng cáp khi con phát triển).
Cách khắc phục
Để khắc phục tình trạng này, để chữa cho trẻ em mới sinh hay vặn mình và không bị còi xương mẹ có thể thực hiện các cách sau:
- Cho bé tắm nắng mỗi ngày 15 - 20 phút.
- Ngoài ra, bổ sung cho bé 2 giọt vitamin D3 mỗi ngày.
- Uống 5ml canxi và 5mg kẽm mỗi ngày.
Trên đây là 5 nguyên nhân khiến trẻ em mới sinh hay vặn mình cùng những biểu hiện và giải pháp đi kèm chúng tôi chia sẻ. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt, một nguồn sữa dồi dào. Chúc các con hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh!
Nguồn: memoisinh.blogspot.com