Nhiều phụ nữ mới sinh mổ xong lại có thai, hầu như trong số đó đều là ngoài ý muốn. Bất cứ ai cũng có suy nghĩ “bỏ thì thương mà vương thì tội”. Vậy trong thời điểm này sản phụ cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng đến bé mới sinh cũng như thai nhi trong bụng? Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết thêm chi tiết những điều mẹ cần làm!
Xem thêm:
Mới sinh mổ xong lại có thai rất nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ
Phụ nữ sinh xong, sức khỏe còn kém, việc chăm con cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như mới sinh mổ xong lại có thai thì thực sự khiến nhiều mẹ dở khóc dở cười, vừa vui mừng vừa lo lắng. Vậy họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn như thế nào trong 2 quyết định như vậy?
Nếu giữ thai mẹ mới sinh mổ xong gặp nguy hiểm như thế nào?
Những nguy hiểm mà sản phụ vừa sinh mổ xong dưới 18 tháng lại có thai tiếp có thể gặp phải là:
- Nếu mẹ quyết định giữ thai lại thì nhiều khả năng thai sẽ bám vào mô sẹo cũ dẫn đến các hệ lụy như: rau cài răng lược (bánh nhau bám rồi ăn hết lớp cơ tử cung), nhau tiền đạo, băng huyết,...
- Nguy cơ sảy thai khá cao, khi sảy thai lại dễ nhiễm trùng mà nhau thai thì chưa ra hết.
- Mẹ cũng có thể bị nứt vết mổ, sinh non.
- Thậm chí sản phụ mới sinh mổ xong lại có thai tiếp là vỡ tử cung, bắt buộc phải cắt bỏ, không có khả năng có thai.
Nếu bỏ thai mẹ mới sinh mổ phải đối diện với khó khăn ra sao?
Bên cạnh những nguy hiểm mẹ gặp phải khi quyết định giữ, là những khó khăn mẹ phải đối mặt nếu như quyết định bỏ:
- Trong khi vết mổ chưa lành mà mẹ dùng thủ thuật phá sẽ có khả năng bị thủng tử cung, gây nhiễm trùng,...
- Nếu mẹ dùng thuốc phá thai vừa ảnh hưởng đến vết mổ, vừa tác động trực tiếp đến sữa cho con.
- Nếu như thai nhi bám vào mô sẹo cũ thì việc phá thai có thể gây băng huyết ồ ạt dẫn đến tử vong. Vì thế, bác sỹ cần xác định rõ vị trí của thai nhi.
Vì thế, các mẹ sẽ thường nằm giữa 2 lựa chọn đó là giữ hoặc phá. Mỗi quyết định đều có những khó khăn riêng. Nếu lựa chọn phá thai sau sinh mổ thì không còn nhiều điều để suy nghĩ vì có bác sỹ thực hiện và dặn dò từng quy trình. Thế nhưng, nếu giữ thai thì mẹ lại cần cẩn trọng hơn rất nhiều.
Mới sinh mổ xong lại có thai cần lưu ý những gì?
Việc mới sinh mổ xong lại có thai mà quyết định giữ, vết mổ còn chưa lành, hệ lụy nghiêm trọng nhất có thể làm cho mẹ bị vỡ tử cung. Tuy nhiên, nó chỉ trong trường hợp có thể, tỉ lệ rủi ro mắc phải cũng khá cao, nhưng nếu như mẹ kiên trì và cẩn trọng, biết đâu may mắn sẽ mỉm cười.
Vậy sản phụ cần lưu ý những gì để không nguy hiểm đến sức khỏe cả 3 mẹ con?
- Các sản phụ mới sinh mổ xong lại có thai cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung những dưỡng chất gì.
- Chuẩn bị tâm lý thật tốt từ khi có thai cho đến khi chào đón em bé mới.
- Việc vừa chăm sóc thai nhi, vừa chăm em bé mới sinh sẽ rất vất vả nên cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ người thân, đặc biệt là chồng (bởi chính anh ta là người gây ra tình trạng "dở khóc, dở cười" này).
- Phụ nữ mang thai trở lại sau sinh mổ dưới 1 năm cần được chăm sóc và quản lý thai kỳ chặt chẽ để tránh tình trạng bục tử cung bất cứ lúc nào.
- Mẹ nên tập cai sữa cho bé bởi việc bú mẹ khiến tử cung co bóp ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể xin sữa của người quen, hoặc cho ăn sữa công thức. Ngoài 6 tháng tuổi hãy cho con ăn dặm và uống sữa công thức.
- Mới sinh mổ xong lại có thai, mẹ cần chăm chỉ uống sữa bầu để dưỡng thai thật tốt.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cố gắng ăn thật nhiều để dưỡng thai tốt nhất.
- Mẹ nên tránh vận động mạnh hay làm việc nặng nhọc.
- Dù biết sẽ rất tội nghiệp cho bé mới sinh nhưng nếu quyết định dưỡng thai, mẹ nên tách bé dần, đừng để bé quấn mình quá. Như vậy, mẹ sẽ không đảm bảo sức khỏe của mình khi mang thai.
- Vấn đề vệ sinh vết mổ cũng như vùng kín cẩn thận, đúng cách không bao giờ là thừa thãi. Hãy chú ý tới nó để tránh những bệnh viêm nhiễm có thể xảy ra.
Bài viết trên mong rằng sẽ giúp các mẹ có những lựa chọn sáng suốt khi mới sinh mổ xong lại có thai. Nắm được những lưu ý khi giữ thai sẽ giúp mẹ tránh được nguy hiểm không đáng có. Hy vọng các mẹ có các biện pháp tránh thai sau sinh an toàn để không phải đối mặt với những quyết định khó khăn này!
Nguồn: memoisinh.blogspot.com