Hiển thị các bài đăng có nhãn mới sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mới sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Hỏi - Đáp: Mới sinh xong quan hệ có thai không?

Em sinh thường được 6 tuần, sức khỏe đã hồi phục, không còn cảm thấy đau nhức như trước thì liệu em có thể quan hệ chưa? Mới sinh xong quan hệ có thai không ạ? Em cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, bác sĩ cũng nói đây là biện pháp tránh thai khá hiệu quả, tại sao lại như vậy? Mong sớm nhận được lời khuyên từ chuyên gia ạ!


(Thu Hương, Thủy Nguyên, Hải Phòng)

Xem thêm:

Cảm ơn bạn Thu Hương đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Blog Cẩm nang cho mẹ mới sinh. Câu hỏi của bạn tập trung vào 2 vấn đề là: Mới sinh xong quan hệ có thai không và Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn tại sao lại là biện pháp tránh thai? Cùng nghe chuyên gia của chúng tôi giải đáp và đưa ra lời khuyên cho bạn nhé!

Giải đáp: Mới sinh xong quan hệ có thai không?

Chào bạn Thu Hương!

Trước tiên, chúng tôi chúc mừng bạn vì sức khỏe đã hồi phục khá nhanh. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh, tử cung co bóp bình thường, “cô bé” đã không còn bị đau và đã sẵn sàng với “chuyện ấy” thì bạn có thể quan hệ tình dục. Vấn đề này tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và phương pháp sinh của mỗi người nên không có một mốc thời gian cố định. Thường thì phụ nữ sinh thường sẽ nhanh hồi phục hơn sinh mổ.

Mới sinh xong quan hệ có thai không cũng là câu hỏi chúng tôi gặp nhiều ở các mẹ khi chưa tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Thường thì chị em vẫn chỉ nghĩ khi có kinh nguyệt mới có thai được, nên quan hệ cứ gọi là “thả ga”. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn SAI LẦM. Bởi vì, việc có thai phụ thuộc vào sự rụng trứng, mà rụng trứng sẽ xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt 2 tuần. 

Mới sinh xong, chưa thấy có kinh nguyệt nhưng quan hệ vào đúng ngày rụng trứng thì vẫn có thai bình thường. Cho nên các cặp vợ chồng cũng không nên “thoải mái” quá trong chuyện phòng the khi mới sinh xong vì rất có thể bị lỡ dở.

Mới sinh xong quan hệ có thai không, phụ thuộc vào việc cho con bú

Tại sao các bác sĩ vẫn tư vấn là cho con bú là một trong những biện pháp tránh thai khá hiệu quả. Điều này ĐÚNG vì dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học. Khi mẹ cho con bú có một loại hormone là prolactin kích thích tuyến sữa tiết ra, đồng thời ngăn cản quá trình rụng trứng. 

Vì thế mới sinh xong quan hệ có thai không? - Có thể trả lời là KHÔNG nếu như sản phụ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp tránh thai an toàn 100% vì vẫn có những trường hợp ngoại lệ như việc tiết sữa không nhiều, không đều, bị tắc tia sữa thì cũng rất khó xác định nó an toàn. Để có thể sử dụng phương pháp tránh thai này chị em cần đảm bảo việc cho con bú sữa mẹ đều.

Việc chú ý đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tập luyện điều độ và bổ sung sản phẩm lợi sữa có nguồn gốc thảo dược tự nhiên an toàn sẽ giúp việc tiết sữa của mẹ đều và nhiều hơn. Lợi sữa Mabio hiện đang là sản phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn vì công dụng hữu hiệu cũng như sự lành tính của nó. Cho nên các mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm tại website chính thống: Mabio.vn.

Các mẹ cho con bú hoàn toàn và đầy đủ, thường kinh nguyệt sẽ trở lại sau 4 - 6 tháng. Vì thế trong trường hợp của bạn nếu cho con bú hoàn toàn và đảm bảo đầy đủ sữa cho con thì không đáng lo việc quan hệ sẽ có thai. Ngược lại, sữa của bạn không có đều thì nên nghĩ biện pháp tránh thai an toàn cao hơn như bao cao su, đặt vòng, cấy implant,...

Lời khuyên từ chuyên gia cho phụ nữ mới sinh xong khi quan hệ “vợ chồng”

Mới sinh xong quan hệ có thai không có thể trả lời là CÓ, cũng có thể là KHÔNG như chúng tôi đã giải thích ở trên. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa nên lưu ý một số vấn đề quan hệ sau sinh để tránh có thai ngoài ý muốn như sau:
  • Chỉ quan hệ khi mẹ đã sẵn sàng vì thường thì sản phụ hay bị tâm lý sợ “chuyện ấy” sau sinh. 
  • Để tránh có thai nên sử dụng các biện pháp an toàn như: bao cao su, đặt vòng tránh thai, đảm bảo đủ sữa cho con bú, cấy implant,...
  • Nên vệ sinh “cô bé” cẩn thận trước và sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm.
  • Mẹ không nên sử dụng thuốc tránh thai vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con (gây tác dụng phụ).
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn Thu Hương trả lời được thắc mắc của mình về việc mới sinh quan hệ có thai không; cho con bú sữa mẹ tại sao có thể tránh thai và lời khuyên hữu ích từ chuyên gia. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ có tránh thai an toàn để không bị lỡ kế hoạch như nhiều bà mẹ khác.

Chúc 2 mẹ con luôn khỏe mạnh, chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc!


Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Thực hư Lợi - Hại: Mới sinh em bé có được uống nước ngọt không?

Em chào bác sĩ, em mới sinh em bé có được uống nước ngọt không ạ? Em thấy có người uống nước ngọt ngay từ khi mới sinh xong để xì hơi được, tránh dính ruột. Em thì mới sinh không dám thử “chiêu” đó. Nhưng nếu em sinh xong 2 tháng rồi thì uống được chứ ạ?

(Quỳnh Mai - Hạ Long, Quảng Ninh)

Thực hư về lợi - hại: Mới sinh em bé có được uống nước ngọt không?

Bạn Quỳnh Mai thân mến, việc mới sinh em bé có được uống nước ngọt không chúng tôi cũng đã từng chia sẻ ở nhiều bài viết. Đây là một loại thức uống không nên sử dụng khi mới sinh xong, dù là nước ngọt có ga hay không. Vậy tại sao lại có ý kiến là uống nước ngọt có thể tránh dính ruột, giúp xì hơi.

Không có một nghiên cứu nào chỉ ra việc nước ngọt có thể tránh dính ruột và giúp mẹ xì hơi khi mới sinh xong. Có thể đó chỉ là một sự trùng hợp, ngẫu nhiên của một số mẹ rất hiếm gặp. Thường thì các mẹ sau khi sinh rất khó xì hơi, chỉ có ăn uống đồ nhẹ như cháo loãng mới giúp lưu thông hệ tiêu hóa và dễ đi ngoài. 

Không chỉ mẹo mới sinh uống nước ngọt là không đúng mà nó còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mẹ đã biết mới sinh em bé có được uống nước ngọt không rồi thì cũng tìm hiểu xem nếu cố tình “thử” loại nước này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ như thế nào và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé ra sao?
  • Nếu như mới sinh xong mẹ uống nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga sẽ làm giảm khả năng tiết sữa của người mẹ tới 20% so với bình thường.
  • Nước có ga thường làm ợ hơi, khi đó sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu, bên cạnh đó, đường ruột còn đang rất kém, loại nước này lại khá mạnh nên sử dụng rất dễ bị đau bụng, đi ngoài.
  • Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến con, khi bé bú sữa có chứa ga sẽ làm chậm khả năng phát triển các kỹ năng vận động hơn so với các trẻ khác.
  • Phụ nữ mới sinh không nên uống nước ngọt vì chúng còn chứa rất nhiều đường hóa học gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Vì thế, mẹ mới sinh nên tránh xa các loại nước ngọt như: coca, pepsi, nước bí đao, chanh leo, nước cam, tăng lực,... Bên cạnh đó, mẹ cần tránh xa các loại nước có cồn và caffeine như: Rượu, bia, cafe, trà xanh,...

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, sau sinh 6 tháng mẹ mới có thể sử dụng các loại thức uống này. Cho nên, mẹ Quỳnh Mai mới sinh được 2 tháng thì không nên uống loại nước này. 

Mới sinh em bé có được uống nước ngọt không? - Mẹ đã có thể trả lời và nắm rõ những tác hại của nó. Vậy sau sinh uống được nước gì? Mẹ Quỳnh Mai và các mẹ có thể theo dõi phần tiếp theo!

Mới sinh em bé không được uống nước ngọt thì uống nước gì?

Sau cuộc vượt cạn, cơ thể mẹ không chỉ mất sức, mất máu mà còn mất rất nhiều nước. Vì thế việc bổ sung các loại nước cho cơ thể mẹ sau sinh là rất cần thiết. Nếu như nước ngọt và một số loại nước chứa cafeine kể trên không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé mới sinh. Vậy loại nước nào là lựa chọn tốt nhất?
  • Nước lọc: Đây là loại nước được ưu tiên hàng đầu vì rất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Khi mới sinh xong, mỗi ngày mẹ nên uống trên 3 lít nước để giúp thải độc cho cơ thể tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đảm bảo loại nước này sạch sẽ, hoặc nếu có thể sử dụng nước lọc khi đun sôi để nguội là tốt nhất.
  • Một số loại nước ép trái cây: Mẹ mới sinh nên ăn nhiều trái cây, thay vì ăn, mẹ cũng có thể ép lấy nước uống. Mẹ chỉ cần tránh một số loại quả có tính nóng và vị hăng nồng, cay như: sầu riêng, mít, xoài, vải, mận,... thì các loại quả khác đều có thể ép lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp. Lưu ý, cần xen kẽ việc ăn các loại quả, không nên chỉ ăn nguyên 1 loại quả nào đó.
  • Sữa: Sữa có thể thay thế các loại thức uống trên khi bạn cảm thấy muốn đổi vị. Đây là nguồn thức uống giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng dồi dào, dạng lỏng dễ uống, lại nhanh hồi phục vết thương. 
Xem thêm:

Lưu ý: Đối với các loại đồ ăn thức uống cho mẹ mới sinh thì đều không nên ăn nguội hay uống lạnh. Mọi thứ nên được hâm nóng hoặc sử dụng khi hết lạnh để tránh gây đau bụng. 

Bài viết trên đã giúp mẹ Quỳnh Mai cũng như các mẹ khác hiểu rõ việc mới sinh em bé có được uống nước ngọt không và nên uống những loại nước gì. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, có một chế độ ăn uống phù hợp để mau chóng hồi phục, nuôi con phát triển toàn diện với dòng sữa thơm, ngon, mát bổ nhé!

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Mẹ mới sinh xong có được ăn trứng vịt lộn không? Bao lâu là an toàn?

Mới sinh xong, cơ thể còn yếu, hệ tiêu hóa còn non nớt, nên chế độ ăn uống của sản phụ cần cẩn trọng. Câu hỏi mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không và sau sinh bao lâu ăn được là câu hỏi của bạn Thủy Tiên gửi về cho chúng tôi nhờ giải đáp. Cùng theo dõi bài viết sau để xem chuyên gia nói gì nhé!

Xem thêm:


Câu hỏi: 


“Em muốn hỏi là mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không? Từ trước đến giờ em vẫn biết trứng vịt lộn rất bổ, nhưng mới sinh xong nên còn dè chừng. Vậy nó có tốt cho cả các mẹ mới sinh không? Em sinh bé được 20 ngày thì đã ăn được chưa ạ?"


(Thủy Tiên, Phủ Lý, Hà Nam)


Trả lời:

Chào bạn Thủy Tiên, sau đây là giải đáp của chuyên gia về 2 câu hỏi chính của bạn là: Mới sinh có được ăn trứng vịt lộn khôngsau khi sinh thì bao lâu có thể ăn trứng vịt lộn

Mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến ở Việt Nam, đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Trứng vịt lộn được nghiêm cấm đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… Vậy phụ nữ mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không?

Không phải tự nhiên trứng vịt lộn lại nghiêm cấm đối với một số đối tượng như vây, bởi nó không phải thực phẩm lành tính. Thế nhưng, phụ nữ mới sinh có được ăn trứng vịt lộn nhưng phải ăn đúng cách, ăn ít một, nếu không nó sẽ trở thành “con dao 2 lưỡi” đối với sức khỏe của mẹ.

Mặt lợi của trứng vịt lộn đối với mẹ mới sinh

  • Trứng vịt lộn có công dụng bổ huyết, giúp cơ thể nhanh hồi phục, vì thế rất phù hợp với các mẹ mới sinh.
  • Sản phụ nào sinh xong bị gầy, sụt cân thì có thể ăn trứng vịt lộn bởi nó giúp mẹ cải thiện cân nặng. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng tác dụng đó để ăn nhiều. Quan trọng là bạn có biết cách ăn để hấp thụ trọn vẹn được không. 
  • Cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào hơn bất cứ loại thực phẩm nào. Với thành phần dinh dưỡng từ 1 quả trứng vịt lộn chứa: 182 KCal, 13.6g protein.

Mặt hại của trứng vịt lộn đối với mẹ mới sinh

  • Cholesterol trong trứng vịt lộn khá cao (600mg), vì thế nếu ăn nhiều có thể làm tăng hàm lượng Cholesterol xấu dẫn đến bệnh về huyết áp, tim mạch.
  • Mẹ mới sinh có được ăn trứng vịt lộn nhưng ăn nhiều có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 
  • Trứng vịt lộn chứa một lượng vitamin A đáng kể, rất có thể mẹ hoặc bé bị vàng da nếu ăn nhiều.

Mẹ mới sinh bao lâu được ăn trứng vịt lộn là an toàn?

Phụ nữ mới sinh trong 1, 2 tuần đầu thì chưa nên ăn. Nếu mẹ thèm ăn quá thì sau 3 tuần có thể ăn 1 quả/tuần. Tuy nhiên, cũng cần ăn một cách cẩn thận và dè chừng, ăn chút một xem có vấn đề gì với bụng dạ không thì mới nên ăn tiếp.

Khi ăn mẹ nên lưu ý rằng số điều sau để đảm bảo mẹ có thể hấp thụ tốt nhất trứng vịt lộn để tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con:
  • Mới sinh có được ăn trứng vịt lộn nhưng không được ăn quá 2 quả/tuần, mỗi lần ăn không gần nhau hay ăn một lúc 2 quả.
  • Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để giúp hấp thu tốt nhất vì chúng nhiều năng lượng và khó tiêu hóa. Vì thế, ăn buổi sáng, sau đó bổ sung các thực phẩm khác có dầu mỡ để việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Ăn trứng vịt lộn với rau răm, gừng để giảm độ tanh và tính hàn vốn dĩ của trứng vịt lộn.
  • Lượng gia vị phù hợp khi ăn 1 quả trứng vịt lộn cho mẹ là khoảng 2g gừng thái sợi; 2, 3 cọng rau răm tươi.

Giải đáp trên mong rằng đã thỏa mãn với câu hỏi của bạn Thủy Tiên về việc mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không. Chúc bạn có một chế độ ăn khoa học, luôn cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh tốt nhất!

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Giải đáp về tranh luận: Mới sinh có được uống nước dừa không?


Mới sinh có được uống nước dừa không?” - Đang là câu hỏi làm xôn xao nhiều diễn đàn hiện nay. Bởi vì đây là loại quả mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, lại giải khát rất tốt vào mùa hè. Cùng theo dõi đoạn trích từ một diễn đàn mẹ và bé để xem chị em nói gì về vấn đề này, sau đó tìm ra câu trả lời cho mình từ bài viết này nhé!

Xem thêm:

Chị em tranh cãi về chuyện: Mới sinh có được uống nước dừa không?

Nguyễn Thanh: Các mẹ ơi, mới sinh có được uống nước dừa không ạ? Em mới sinh xong được 3 tuần, lúc nào cũng thấy khát nước. Trước giờ vẫn thích uống nước dừa nhưng không biết nó có ảnh hưởng gì xấu không? Chị em nào biết cho xin ít cao kiến với ạ!

Phạm Hoàn: Các cụ vẫn bảo mới sinh xong không nên uống nước dừa vì sẽ gây lạnh bụng đấy, bạn cứ kiêng cho lành, đặc biệt lại trong tháng đầu sau sinh.

Lưu Linh: Em thì không biết mới sinh có được uống nước dừa không nhưng em nghe nói nếu uống nước dừa với hồ tiêu sẽ giúp đẩy sản dịch. Nếu có thể tống sản dịch thì chắc là uống được chứ nhỉ?

Minh Châu: Không đúng đâu bạn ơi, mới sinh uống nữa dừa sẽ khiến cả mẹ cả con đi ngoài ấy. Mình đã thử uống 1 lần trong tháng thứ 2 thôi mà bụng dạ biết ngay! Sợ lắm luôn, tốt nhất không nên uống vì bụng dạ mình yếu.

Nguyễn Thanh: Các bác làm em hoang mang quá giờ vẫn chưa biết chính xác là mới sinh có được uống nước dừa không nữa!

Phạm Hoàn: Thôi thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành bạn ạ. Bạn khát quá thì có thể uống các loại nước khác nhưng nói chung không nên uống nước lạnh khi mới sinh được 3 tuần.

Như các bạn đã thấy, khi đưa ra một vấn đề thảo luận sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Sau đây là câu trả lời được chúng tôi tổng hợp từ các chuyên gia sức khỏe, bác sỹ chuyên khoa.

Mới sinh có được uống nước dừa không?

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh rất cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong thành phần dinh dưỡng của quả dừa có chứa chất đạm (0,4g), vitamin C (1mg) và nhiều khoáng chất (canxi, sắt, photpho,..), vì thế rất phù hợp cho mẹ mới sinh.

Các sản phụ uống nước dừa còn giúp giải khát, giảm căng thẳng, đẹp da, đẹp dáng, tốt cho sữa mẹ và cải thiện hệ miễn dịch,... Tuy nhiên, nó chỉ thật sự tốt khi mẹ biết uống đúng cách và đúng thời điểm.

Mới sinh có được uống nước dừa không thì các mẹ đã có câu trả lời rồi nhưng phải đợi bao lâu mẹ mới có thể uống loại quả này? Các bạn cùng tiếp tục theo dõi phần tiếp theo nhé!

Mới sinh bao lâu có thể uống được nước dừa?

Do quả dừa có tính hàn, cơ thể mẹ cũng bị hạ thân nhiệt sau sinh, cho nên lạnh càng không thể gặp lạnh, khí đó sẽ bị lạnh bụng. Mẹ nên kiêng uống nước dừa trong tháng đầu sau sinh. Từ tháng thứ 2 trở đi, mẹ có thể uống thử một chút để nghe ngóng tình hình xem bụng dạ có phản ứng tốt với loại quả này không rồi mới có thể tiếp tục uống.

Bên cạnh đó, mẹ cũng phải chú ý đến biểu hiện của con khi uống nước dừa. Bởi vì bất cứ thứ gì mẹ hấp thụ sẽ được chuyển hóa vào sữa cho con. Mẹ bị đau bụng, đi ngoài cũng có thể khiến con bị đi ngoài theo.

Nếu cơ thể đồng tình với loại quả này, mẹ cũng không nên uống quá nhiều. Bởi vì uống nước dừa nhiều sẽ gây đầy bụng, no không thể bổ sung các dưỡng chất khác. Vì thế, mỗi tuần mẹ chỉ nên uống 3 - 4 quả, mỗi lần chỉ uống 1 quả.

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ không còn băn khoăn về việc mới sinh có được uống nước dừa không. Đây là một loại quả lành tính, chỉ cần mẹ lưu ý uống sao cho đúng cách, uống đủ liều lượng thì cũng không cần quá lo lắng. Mong rằng các mẹ mới sinh có đủ kiến thức về việc ăn gì, uống gì hợp lý sau sinh để đảm bảo có một sức khỏe tốt để chăm sóc con yêu phát triển khỏe mạnh.

                                                                                                            Nguồn: memoisinh.blogspot.com

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Mới sinh xong cần kiêng những gì - 4 điều ít nhất mẹ phải nhớ!



Việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu. Vì thế, mới sinh xong cần kiêng những gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Tìm hiểu trong bài viết để có cho mình chế độ kiêng cữ khoa học nhất và nên nhớ ít nhất 4 điều sau!

Tại sao phụ nữ mới sinh xong cần kiêng cữ rất nhiều?

Phụ nữ mới sinh xong là chỉ các sản phụ đang trong thời gian 1 tháng sau sinh (ở cữ). Theo như quan niệm xưa kia thì việc kiêng cữ trong tháng đầu rất quan trọng để tránh ảnh hưởng đối với sức khỏe người mẹ sau này. Hiện nay, nhiều người nói không cần kiêng cữ quá cũng đúng vì nó cần kiêng cữ ở một mức độ nào đó. Vậy tại sao kiêng cữ khi mới sinh quan trọng như vậy?

Chưa có một lý giải cụ thể nào để giải thích những hậu quả phụ nữ mới sinh xong không kiêng cữ gặp phải như: không kiêng nước (sau tay dễ lạnh cóng), không kiêng tắm (nổi gân xanh),.... Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản là mới sinh xong cơ thể người phụ nữ còn rất yếu, mọi tiếp xúc bên ngoài để có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Thời gian này phụ nữ cần nhất là được nghỉ ngơi và tẩm bổ, bên cạnh đó là những kiêng cữ nhất định phải nhớ!

Vì thế, nên kiêng cữ theo quan niệm dân gian với một cách khoa học sẽ đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ. Vậy mới sinh xong cần kiêng những gì, mẹ nhất định không nên bỏ qua ít nhất 4 điều trong phần tiếp theo!

Mới sinh xong cần kiêng những gì - 4 điều mẹ bắt buộc phải nhớ!

1. Mới sinh xong cần kiêng tắm nước lạnh

Phụ nữ mới sinh xong cần kiêng những gì không thể bỏ qua việc kiêng tắm để sau này không bị nổi gân xanh ở trên da. Tuy nhiên, không phải mẹ cần kiêng tắm đến cả tháng ở cữ mà chỉ cần kiêng 3,4 ngày sau sinh (vào mùa đông) và 2, 3 ngày sau sinh (vào mùa hè). 

Sinh xong mẹ vẫn nên dùng khăn ấm lau người mỗi ngày để tránh vi khuẩn có cơ hội tấn công, đồng thời cũng làm cho cơ thể không bị ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó 2 - 4 ngày mẹ có thể tắm bằng nước ấm (dù là mùa hè) vì thân nhiệt của mẹ khi đó đang bị hạ, dễ bị lạnh.

Bên cạnh đó. khi mới sinh xong mẹ nên hạn chế tiếp xúc với nước, ngay cả việc rửa bình, rửa bát, giặt quần áo,...

2. Mới sinh xong cần kiêng những gì trong chế độ ăn uống ăn uống

Các sản phụ mới sinh xong cần phải chú ý tới sức khỏe, đặc biệt thông qua chế độ ăn uống. Bởi vì mới sinh xong, hệ tiêu hóa bị tổn thương, không phải bất cứ thứ gì cơ thể cũng có thể hấp thụ được. Việc ăn uống của mẹ còn ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Vậy mới sinh xong cần kiêng những gì trong thực đơn của mẹ?
  • Mẹ nên tránh ăn đồ ăn vặt như: bánh ngọt, chocolate, bim bim, hoa quả chua dầm muối ớt,...
  • Kiêng uống các thức uống có ga hay chứa nhiều caffeine như: bia rượu, trà xanh, coca,...
  • Mẹ mới sinh xong cũng nên kiêng một số loại thực phẩm gây mất sữa, có mùi trong sữa khiến con bỏ bú như: bắp cải, măng tươi/khô, mướp đắng, lá bạc hà, lá lốt, tỏi, ớt,...
Tóm lại, mới sinh xong cần kiêng cữ những gì trong ăn uống đã được chúng tôi liệt kê bên trên. Các mẹ cũng không cần kiêng khem quá mức vì việc bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn được ưu tiên hàng đầu.

3. Mới sinh xong kiêng quan hệ tình dục là điều cần thiết

Đây là một trong những điều rất quan trọng cần kiêng khi mẹ mới sinh xong. Bởi vì, vùng kín của chị em bị tổn thương và ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, tử cung chưa đang trong thời gian hồi phục, cho nên phải tránh tác động mạnh.

Sau sinh khoảng 4 - 6 tuần, an toàn nhất là sau 2 tháng, khi tử cung hoạt động bình thường, sức khỏe ổn định mẹ mới có thể quan hệ tình dục.

4. Mới sinh xong cần kiêng những gì - Không thể không kiêng làm việc nặng

Làm việc nhà là điều không thể không kiêng khi vừa mới sinh xong. Bởi vì, cơ thể của mẹ còn yếu, sức khỏe chưa cho phép. Hơn nữa, mẹ đã quá bận rộn và mệt mỏi với việc chăm sóc con mỗi ngày. Ít nhất trong 1 tháng đầu mới sinh xong cần kiêng làm bất cứ việc gì.

Khi phụ nữ biết mới sinh xong cần kiêng những gì lại quan tâm đến việc kiêng cữ sau sinh bao lâu? Mẹ có thể tùy thuộc dựa vào thể trạng của cơ thể, khi nào cảm thấy các vết thương hết đau nhức, sức khỏe ổn định là có thể trở lại với sinh hoạt bình thường. 

Bài viết trên đây đã giúp các mẹ hiểu rõ mới sinh xong cần kiêng những gì để đảm bảo tốt cho sức khỏe cho 2 mẹ con. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và chúc các con phát triển toàn diện.

Nguồn: memoisinh.blogspot.com

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Mới sinh bị tắc tia sữa: Điều trị bằng bài thuốc trong tự nhiên!


Mới sinh bị tắc tia sữa là vấn đề đau đầu nhất của các mẹ muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vậy khi gặp phải tình trạng này các mẹ sẽ giải quyết như thế nào? Với chúng tôi, các bài thuốc trong tự nhiên luôn được ưu tiên bởi sự an toàn với sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau xem chúng là gì và có tác dụng như thế nào nhé!

Điều trị cho mẹ mới sinh bị tắc tia sữa bằng bài thuốc tự nhiên

Kinh nghiệm chữa tắc tia sữa được truyền từ người này qua người khác, chữa tắc tia sữa bằng bài thuốc dân gian hay cách chữa tắc tia sữa bằng lược cũng được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả. Sau đây là bài thuốc được áp dụng thành công với các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm.

Bài thuốc cho phụ nữ mới sinh bị tắc tia sữa bằng xơ mướp

Tác dụng của xơ mướp với một số nguyên liệu như gai bồ kết, hành tươi kết hợp với việc massage bầu ngực sẽ giúp mẹ mới sinh thông tia sữa hiệu quả.
  • Nguyên liệu chuẩn bị: Xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ.
  • Cách thực hiện: Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày. 

Bài thuốc cho phụ nữ mới sinh bị tắc tia sữa bằng bồ công anh

Bồ công anh được nhiều mẹ biết tới là "thần dược" tự nhiên trong việc thông tuyến sữa. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều mẹ thắc mắc về công dụng cũng như cách thực hiện với bài thuốc này.

Bồ công anh thường sử dụng phần lá để sấy, phơi khô, giã làm thuốc. Nó có tác dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, chữa sưng vú và tắc tia sữa hiệu quả.

Cách thực hiện: Lá bồ công anh tươi khoảng 30g, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2 - 3 lần là đỡ.

Mới sinh bị tắc tia sữa chữa bằng Mabio với 100% thảo dược tự nhiên

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc trong tự nhiên chúng tôi kể trên, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm viên uống lợi sữa Mabio để khắc phục tình trạng. Đây là sản phẩm dành cho mẹ mới sinh bị tắc tia sữa với công dụng chủ yếu là điều trị ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa nhanh chóng, tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ lên đáng kể. 

Với 100% thảo dược tự nhiên, sản phẩm an toàn tuyệt đối với các mẹ đang cho con bú. Sau khi sử dụng 3 - 5 ngày, mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức ngực (là dấu hiệu của sữa về). Sau 7 - 10 ngày uống Mabio, sữa sẽ về nhiều hơn, đặc hơn, sánh hơn. Bên cạnh đó, mẹ nào hay gặp phải tình trạng căng thẳng, mất ngủ cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng chỉ sau vài ngày sử dụng.

Cách phòng tránh tình trạng mới sinh bị tắc tia sữa quay trở lại

Căn bệnh nào, nếu không cẩn thận đều có thể bị tái phát và tắc tia sữa cũng vậy. Vì thế, sau khi chữa tắc tia sữa xong, mẹ cần phải có các biện pháp phòng tránh. Sau đây là một vài cách cho mẹ mới sinh tránh bị tắc tia sữa thêm lần nữa! 
  • Cho con bú đúng cách: Một trong những nguyên nhân khiến mẹ mới sinh bị tắc tia sữa đó là việc cho con bú không đúng cách. Vì thế, để khắc phục mẹ nên cho con bú đúng cách: Cho con bú khi con có nhu cầu; cho con ngậm hết phần quầng vú; ngồi khi cho bú; cho bú hết bên này mới chuyển sang bên còn lại;...
  • Sử dụng biện pháp massage bầu ngực để thông tắc tuyến sữa hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp vắt sữa với massage bầu ngực cùng với việc chườm ấm để tuyến sữa được lưu thông.
  • Cho bé bú nhiều lần và thường xuyên, day đều bầu vú sẽ rất tốt để lặp lại tình trạng mới sinh bị tắc tia sữa nữa. Việc bé bú đúng, cộng với việc bé liên tục mút đầu ti sẽ giúp thông tắc tia sữa, làm trống bầu ngực để việc tiết sữa lần sau tốt hơn.
  • Để có một sức khỏe tốt và một nguồn sữa dồi dào cho con, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ 3 - 4 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó là việc ngủ nghỉ hợp lý để nhanh hồi phục thể trạng.
  • Duy trì sử dụng sản phẩm viên uống lợi sữa Mabio để tăng số lượng, chất lượng sữa thông qua việc chuyển hóa chất dinh dưỡng tối ưu. Sản phẩm không gây phụ thuộc nhưng sử dụng lâu dài sẽ giúp mẹ lấy lại vóc dáng nhanh chóng, và “ăn ngon ngủ tốt” hơn.

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ khắc phục tình trạng mới sinh bị tắc tia sữa và một số giải pháp tránh tái phát xảy ra tiếp theo. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt, một nguồn sữa dồi dào để giúp con phát triển khỏe mạnh.

Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Giải quyết 7 câu hỏi xoay quanh việc: Mẹ mới sinh xong bị đau đầu!



Tình trạng đau đầu nhiều khi khiến chúng ta chủ quan và mặc kệ nó. Nhưng đối với các mẹ mới sinh xong bị đau đầu thì có nguy hiểm không? Có rất nhiều thắc mắc của các mẹ gửi về cho chúng tôi xoay quanh vấn đề này. Cùng chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong 7 câu hỏi chính ngay sau đây!
Xem thêm:

1. Lý do mới sinh xong bị đau đầu là gì?


Câu hỏi:

Em mới sinh mổ xong được 3 tuần. Từ khi mới sinh đến giờ, em chỉ bị đau nhức tầng sinh môn và cảm thấy hơi mệt vì thiếu ngủ thôi. Nhưng mấy ngày gần đây em lại hay bị đau đầu mà không rõ nguyên nhân từ đâu?


(Thảo Nguyên - Bắc Ninh)

Trả lời:

Sau khi sinh nếu như bạn không nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và không có đủ sữa cho con bú. Vì thế, hãy tự khắc phục tình trạng này để hết mệt mỏi.

Đối với trường hợp mới sinh xong bị đau đầu có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. 

  • Nếu bạn sinh mổ rất có thể bạn bị đau đầu là do hệ lụy của việc gây tê tủy sống trong quá trình sinh nở. Sinh xong ở tuần thứ 3 khi đó thuốc xảy ra tác dụng phụ, mạch máu bị giãn khiến áp lực tủy tăng lên gây ra chứng đau đầu sau sinh mổ.
  • Ngoài ra, các mẹ mới sinh bị đau đầu còn có thể do hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt, căng thẳng, mệt mỏi quá mức, sự thay đổi của hormone nội tiết tố sau sinh,... 
  • Nghiêm trọng hơn nữa, có thể bạn cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng là một số bệnh lý như tiền sản giật, u não,... Nếu có biểu hiện lạ khác kèm theo đau đầu bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân, cách điều trị kịp thời.

2. Mới sinh xong bị đau đầu có phải bệnh không?

Câu hỏi:

Bác sĩ ơi, em mới sinh xong bị đau đầu, tìm hiểu thông tin trên mạng thì thấy bảo có thể là mắc bệnh. Em cảm thấy hoang mang quá, vì trước khi bầu em cũng hay bị đau đầu như vậy!

(Nguyễn Ngọc - Phú Thọ)

Trả lời:

Nếu như trước kia bạn cũng hay bị đau đầu và tình trạng này tiếp diễn, kéo dài đến khi mới sinh xong thì bạn đã có tiền sử mắc bệnh đau đầu. Thậm chí, mới sinh xong bị đau đầu còn nghiêm trọng hơn trước. Khi đó, bạn nên cẩn thận vì có thể bạn đã mắc bệnh đau đầu mãn tính. 

Cần được chú ý nghỉ ngơi và sớm điều trị bệnh kịp thời. Bạn lại đang trong thời gian cho con bú, sử dụng bất cứ loại thuốc gì cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.


3. Trầm cảm sau sinh có phải cũng bắt nguồn từ dấu hiệu đau đầu?

Câu hỏi:

Chào chuyên gia, em mới sinh xong được 4 tuần. Dạo này em cảm thấy chán ăn, người mệt mỏi, không muốn nói chuyện với ai và hay bị đau đầu. Liệu có phải em rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh không ạ? Nếu thế em phải làm gì?

(Lê Lương - Thanh Ba - Phú Thọ)

Trả lời:

Chào bạn, đau đầu là dấu hiệu xuất phát của nhiều bệnh và trầm cảm sau sinh là một trong số đó. Trong trường hợp của bạn, mới sinh xong bị đau đầu cộng thêm các biểu hiện kể trên thì bạn đang trong giai đoạn đầu của bệnh này. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu như tiến triển ở các giai đoạn sau. 

Vì thế, bạn cần có phương pháp giải quyết kịp thời. Trường hợp của bạn mới, còn nhẹ có thể tự điều chỉnh thói quen của mình tại nhà bằng việc chia sẻ với người thân, đặc biệt là chồng. Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh này: Hiện tượng trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách vượt qua nó!


4. Mới sinh xong bị đau đầu dữ dội có nguy hiểm không?

Câu hỏi:

Em sinh tập 1, sinh xong đc 3 ngày thì em đau đầu khủng khiếp. Giờ đã 2 ngày rồi mà ko đỡ đi chút nào. Em có uống 1 viên efferalgan nhưng chỉ đc một lát xong lại đau. Tình trạng của em có nguy hiểm không?

(Minh Anh - 28 tuổi)

Trả lời:

Như các câu hỏi trên, tình trạng của bạn khi bị đau đầu dữ dội cũng không rõ nguyên nhân từ đâu. Nếu là bệnh lý sẽ nguy hiểm, nếu không thì cũng không đáng lo. Để biết nguyên nhân do đâu bạn cần kể chi tiết tình trạng của mình khi gặp bác sĩ.


5. Mới sinh xong bị đau đầu có phải tình trạng chung của các mẹ không?

Câu hỏi:

Em đang mang thai ở tuần thứ 32, em tìm hiểu thì thấy nhiều mẹ mới sinh xong hay bị đau đầu. Không biết đây có phải tình trạng chung của các mẹ sau sinh không ạ?

(Phạm Nhinh - Quảng Ninh)

Trả lời:

Mới sinh xong bị đau đầu còn tùy thuộc vào mức độ đau nặng nhẹ, có kèm dấu hiệu gì khác không để biết nó là tình trạng bình thường hay bệnh lý. Hầu như mới sinh xong ai cũng bị đau đầu. Đau đầu sau sinh thường là do áp dụng phương pháp gây tê màng cứng, chứng đau đầu sau sinh mổ là do tiêm gây tê tủy sống. 


6. Cách phòng chứng bị đau đầu khi mới sinh xong

Câu hỏi:

Em thấy nhiều mẹ mới sinh xong bị đau đầu, em cũng mới sinh được mấy ngày nhưng chưa rơi vào tình trạng này. Cho em hỏi cách để phòng tránh đau đầu được không ạ?

(Phùng Vân - Phủ Lý - Hà Nam)

Trả lời:

Việc chuẩn bị những kiến thức cũng như áp dụng một số cách để phòng chứng đau đầu khi mới sinh xong là rất tốt. Bạn chỉ cần tranh thủ ngủ cho đủ giấc hoặc nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Hãy đảm bảo một chế độ ăn hợp lý, có thể ăn nhẹ vào mỗi bữa để tăng năng lượng. 

Ngoài ra, bạn nên lưu ý, nếu ngủ ngày, giữa buổi chỉ nên ngủ dưới 30 phút, không sẽ dễ bị đau đầu. Bên cạnh đó, hãy uống thật nhiều nước để mạch máu lưu thông, tránh đau đầu khi mới sinh xong.


7. Cách chữa đau đầu cho phụ nữ sau khi sinh

Câu hỏi:

Mấy hôm nay em bị đau đầu quá, mà em lại đang cho con bú nên không dám uống thuốc kháng sinh. Có loại thuốc nào mà cho con bú vẫn uống được không ạ?

(Nguyễn Thị Ngân - Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Nếu bạn mới sinh xong bị đau đầu mà lại đang cho con bú có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để làm dịu cơn đau căng đầu vì cả hai đều an toàn cho em bé. Ngoài ra, một mẹo nữa là sử dụng một chút cafein để giảm đau như cafe, ca cao nóng. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì chúng có nhiều tác hại đó.


Trên đây là 7 câu hỏi và những câu trả lời từ chuyên gia trong vấn đề: Mẹ mới sinh xong bị đau đầu. Các mẹ có bất cứ thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi dưới bình luận trong bài viết sau để được hỗ trợ giải đáp. Chúc các mẹ và bé luôn vui khỏe!
Nguồn: memoisinh.blogspot.com

Đọc tiếp »
 

CẨM NANG CHO MẸ MỚI SINH Template by Ipietoon Cute Blog Design and Waterpark Gambang