Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Trẻ em mới sinh bị khò khè và 5 câu hỏi thường gặp!

Trẻ em mới sinh bị khò khè xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể chỉ là tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là nguy hiểm nếu như không xác định rõ được nguyên nhân. Bài viết sau sẽ đưa ra 5 câu hỏi mà các mẹ quan tâm về vấn đề này, phần nào đó giúp các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm có thể xử lý kịp thời.

Xem thêm:

1. Trẻ em mới sinh bị khò khè kèm dấu hiệu nào cần đi khám?

Câu hỏi

Em mới sinh cháu được 20 ngày, lúc sinh cháu nặng 3kg, hiện tại cháu ăn uống bình thường nhưng hay bị thở khò khè, không có đờm. Vậy cháu có bị làm sao không ạ? Trẻ em mới sinh bị khò khè khi nào cần đi khám bác sĩ ạ?

(Hồng Thu - Vĩnh Phúc)

Trả lời

Dấu hiệu khò khè cảnh báo việc bé bị hen suyễn hay viêm phế quản. Tuy nhiên, bé thở khò khè nhưng không ho, không sốt, vẫn ăn ngủ bình thường thì rất có thể chỉ bị nghẹt mũi chứ không phải khò khè. Bạn có thể ra hiệu thuốc mua dung dịch vệ sinh mũi (loại dành cho trẻ sơ sinh) để xịt cho bé. 

Nếu sau 3, 4 ngày tình trạng không đỡ bạn cần xem xét lại hoặc nếu có thêm các dấu hiệu sau kèm tình trạng khò khè rõ hơn bạn cần đưa bé đi khám bác sĩ:
  • Trẻ em mới sinh bị khò khè kèm tiếng rít khó thở.
  • Có tình trạng ho kéo dài.
  • Tăng nhịp thở liên tục (hơn 60lần/phút).
  • Nếu như bé bị sốt cao có khả năng cao gặp phải vấn đề về bệnh lý đường hô hấp và phổi.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ em mới sinh bị khò khè?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em được gần 7 tháng tuổi nặng 6kg. Một tuần trước cháu bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi và đưa đi bệnh viện điều trị khỏi rồi. Vấn đề quan trọng tôi muốn hỏi là mới sinh ra, bé còn có tình trạng thở khò khè. Cũng hỏi bác sĩ ở 2, 3 bệnh viện thì bác sĩ bảo phổi bé nên vậy chứ không sao. Bác sĩ cho bổ sung vitamin D3 và canxi thì gần đây uống cũng thấy đỡ nhưng vừa rồi ốm bé thở cũng rất khó khăn. 

Không biết tình trạng trẻ em mới sinh bị khò khè như vậy có sao không? Nguyên nhân do đâu ạ?
(Trần Tâm - Nam Định)

Trả lời 

Trong trường hợp bé nhà bạn bạn cần kiểm tra kỹ xem có phải bé bị khò khè không hay chỉ bị tăng tiết đờm, nghẹt mũi, trào ngược dạ dày thôi. Tuy nhiên, để xác định rõ nguyên nhân tại sao bạn vẫn nên đưa bé đi khám và làm siêu âm tại chuyên khoa nhi mới có thể điều trị đúng cách.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em mới sinh bị khò khè:
  • Một trong những nguyên nhân như chúng tôi nói trên đó là do đờm nhớt gây nghẹt mũi hoặc trẻ bị trào ngược dạ dày, hẹp mũi sau. Trong trường hợp này bạn chỉ cần thông mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhỏ mũi cho trẻ. 
  • Ngoài ra, trẻ cũng có thể do di truyền từ bố mẹ như khó thở, thở hay khò khè.
  • Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị khò khè ở cổ họng có thể bị ho, phế quản bị ảnh hưởng cần được điều trị kịp thời.
  • Nghiêm trọng hơn, triệu chứng khò khè cũng có thể xuất phát từ bệnh lý nào đó như: suy hô hấp, viêm phổi,... 

3. Trẻ mới sinh bị khò khè như thế nào là bình thường?

Câu hỏi

Trẻ em mới sinh bị khò khè như thế nào được gọi là bình thường?
(Nguyễn Hải - Hưng Yên)

Trả lời

Nếu như bạn cảm thấy bé có dấu hiệu khò khè bình thường như do đờm nhớt. Dấu hiệu nhận biết là tiếng thở có âm sắc trầm nghe rõ khi trẻ thở ra có thể nghe bằng việc áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần như tiếng ngáy). 

4. Trẻ em mới sinh bị khò khè phải làm sao?

Câu hỏi

Bé nhà tôi được hơn 2 tháng, mới sinh ra đã hay bị khò khè, có đưa bé đi chữa đỡ được 1 thời gian giờ lại tái phát. Cũng đưa bé đi khám và cho rửa bằng nước muối sinh lý nhưng không đỡ. Mỗi lần bú, đặc biệt là đêm bé lại bị khò khè nhiều. Lúc ôm đặt tay dưới lưng bé mà cảm giác lồng ngực rộng lớn, cháu thở mạnh, rất to. Tôi phải làm sao bây giờ ạ? Mong sớm nhận được lời khuyên từ bác sĩ!
(Quỳnh Trang - Hưng Yên)

Trả lời

Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú, đặc biệt vào bạn đêm có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi trào ngược lên ngã 3 đường ăn và thở dẫn sẽ làm cho trẻ em mới sinh bị khò khè. Bạn nên đưa bé đi khám tại chuyên khoa tiêu hóa của các bệnh viện lớn để được điều trị. Ngoài ra, bạn phải điều chỉnh tư thế của bé là vác đứng bé sau khi bú vác thẳng lên tầm 30 - 40 phút hoặc cho bé ngủ trên ghế nôi, nâng vai và đầu dốc khoảng 45 độ để không bị trào ngược sau khi ăn.

5. Làm sao để giúp trẻ em mới sinh tránh bị khò khè?

Câu hỏi

Em đang bầu tuần thứ 33 mà thấy nhiều trẻ em mới sinh bị khò khè quá làm em lo lắng vì từ bé nhà hàng xóm cho tới con của chị họ đều bị,... Vậy làm sao để con tránh được tình trạng khò khò này ạ?

(Phạm Quỳnh - Hải Dương)

Trả lời

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em mới sinh bị khò khè. Vì thế, nhiều khi là di truyền thì khó có thể phòng tránh. Ngoài ra, nếu là bệnh lý và sinh lý bình thường, mẹ có thể phòng tránh cho con bằng cách:
  • Vệ sinh mũi và họng cẩn thận bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
  • Không nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
  • Nên kiểm tra sức khỏe của trẻ thường xuyên bằng việc đo nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể trẻ.
  • Nên tiêm phòng cho trẻ đúng quy định để phòng tránh những bệnh viêm nhiễm.
  • Sau khi sinh nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng sức đề kháng cho con.

Trên đây là 5 câu hỏi xoay quanh vấn đề: “Trẻ em mới sinh bị khò khè” mà các mẹ hay thắc mắc nhất. Mong rằng các mẹ nắm vững kiến thức chăm sóc sức khỏe cho con yêu tốt nhất. Chúc các con luôn vui khỏe!

Đọc tiếp »

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

5 Lý do trẻ em mới sinh hay vặn mình, biểu hiện và giải pháp đi kèm!

Trẻ em mới sinh hay vặn mình xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tư thế đặt con ngủ sai cách, bú mẹ chưa đủ no, phòng bí bách,... Thế nhưng nhiều bà mẹ không biết bé vặn mình do nguyên nhân nào. Bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ các nguyên nhân hay gặp phải, đi kèm đó là biểu hiện và cách khắc phục để mẹ có hướng giải quyết tốt nhất!

Xem thêm:

1. Trẻ em mới sinh hay vặn mình do mẹ cho ngủ và yếu tố bên ngoài

Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến bé sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc đó là do cách mẹ đặt bé ngủ và các yếu tố xung quanh. Chẳng hạn như việc mẹ kê gối quá cao, cho con nằm đệm quá cứng hay nằm trong phòng bí bách, quấn tã chặt quá hay tã bị ướt,... Các vấn đề nhỏ nhặt đó mà mẹ không để ý cũng sẽ làm phá vỡ một giấc ngủ ngon của con.

Biểu hiện

  • Biểu hiện trẻ em mới sinh hay vặn mình do mẹ cho ngủ sai cách và các yếu tố bên ngoài đó là:
  • Bé ngủ cựa quậy hay vặn mình, gồng mình.
  • Quấn tã chặt hay nhiệt độ phòng còn có thể làm cho bé toát mồ hôi.
  • Hay vặn mình kèm theo khó chịu thể hiện trên khuôn mặt.

Cách khắc phục

  • Mẹ nên chú ý tới phòng ngủ của mình, đặc biệt cần có cửa sổ, nhưng không để gió trực tiếp từ bên ngoài, thoáng mát, sạch sẽ,...
  • Chú ý đến nhiệt độ phòng để trẻ có giấc ngủ ngon.
  • Chú ý đến cơ thể (nóng, lạnh) để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Nếu con có biểu hiện khó chịu thì nên kiểm tra việc “nhồi nhét” quần áo hoặc kiểm tra tã xem có bị ướt không,...

2. Trẻ em mới sinh bú không no cũng hay vặn mình

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp tiếp theo làm cho trẻ em mới sinh hay vặn mình đó là do con bú mẹ không đủ no. Dạ dày của con nhỏ, sức bú cũng không nhiều ở mấy ngày đầu sau sinh nên bé rất nhanh đói trở lại khi đang ngủ.

Biểu hiện

Nắm được các biểu hiện sau mẹ sẽ biết con đói sữa khi ngủ sẽ như thế nào. 
  • Khi con đang say giấc, tự nhiên vặn mình, uốn người,.. Nếu sau đó không được đáp ứng là biểu hiện con khóc ré lên.
  • Tỉnh giấc bất chợt trong giấc ngủ nhiều lần trong đêm nhưng lại có thể ngủ ngay sau đó rất nhanh.
  • Di chuyển đầu liên tục như muốn tìm kiếm thứ gì đó.

Cách khắc phục

  • Cho con bú đến khi nào con bỏ ti thì thôi.
  • Nếu có thể hãy theo dõi giấc ngủ của con (ban ngày).
  • Nếu sữa mẹ không đủ cho bé bú cần tìm giải pháp để “gọi sữa mẹ về” nhiều hơn và chất lượng hơn.
  • Nếu có thể, mẹ nên chú ý trong suốt giấc ngủ của con để cho con bú ngay khi đang bị đói nhé!

3. Trẻ em mới sinh hay vặn mình do thiếu dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ

Nguyên nhân

Nếu như các biểu hiện của trẻ em mới sinh hay vặn mình khi ngủ kéo dài rất có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của con. Nếu như con bị thiếu chất thì việc một số bộ phận cơ quan sẽ “biểu tình”. Đặc biệt là khi trẻ sơ sinh bị thiếu canxi và kẽm sẽ làm bé ngủ không sâu giấc, bé khó ngủ dẫn đến việc ngủ ít, ngủ không yên.

Biểu hiện

Ngủ không yên, thường bứt dứt, khó chịu hay vặn mình cũng là dấu hiệu cho việc bé bị thiếu chất dinh dưỡng.  

Cách khắc phục

Biểu hiện trên cũng khá giống như các biểu hiện của tình trạng bú không no hay đặt ngủ sai cách. Tuy nhiên, để chắc chắn mẹ vẫn nên thực hiện bằng cách phòng tránh như sau:
  • Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ cần cung cấp thêm thực đơn hàng ngày như: hải sản, các loại rau màu xanh.
  • Bên cạnh đó, cho bé uống bổ sung canxi và kẽm.
  • Với những mẹ không có sữa cho con bú thì tìm ngay giải pháp để thực hiện các bước trên. Bởi vì sữa mẹ là nguồn thức ăn quý giá nhất với trẻ nhỏ.

4. Trẻ em mới sinh hiếu động cũng hay vặn mình khi ngủ

Nguyên nhân

Chúng ta vẫn thường nói trẻ em thì rất hiếu động, đó là sự phát triển mang dấu hiệu tốt của trẻ. Nó không chỉ thể hiện khi trẻ từ 2, 3 tuổi trở lên mà thậm chí từ khi trong bụng mẹ và mới chào đời được mấy ngày hay mấy tuần. Dấu hiệu trẻ em mới sinh hay vặn mình khi ngủ cũng có thể do sự hiếu động của con.

Biểu hiện

  • Con nằm ngủ hay vặn mình, cựa quậy nhưng không có vẻ gì khó chịu.
  • Con vẫn ăn ngoan và lên cân đều.

Cách khắc phục

Tất nhiên, đối với trường hợp này, mẹ không cần phải lo lắng. Nếu con hay ngọ nguậy, cứ để con “vận động” thoải mái, tự nhiên sẽ giúp con khỏe mạnh hơn đó. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi thường xuyên, nếu con khó chịu, mặt nhăn nhó thường xuyên thì lại là do nguyên nhân khác.

5. Trẻ em mới sinh hay vặn mình cũng rất có thể do bị còi xương

Nguyên nhân

Có một số trường hợp trẻ em mới sinh hay vặn mình khi ngủ do bị còi xương. Đó là do khi chiều cao của con tăng nhanh so với những yêu cầu chuẩn (có trong sổ theo dõi sức khỏe của con). Chẳng hạn như nếu trẻ sơ sinh được 1 tháng tuổi, cân nặng sẽ khoảng 4kg và dài khoảng 53 - 54cm. Thế nhưng, trẻ càng phát triển chiều cao nhanh, chỉ cần vượt chuẩn 1, 2 cm thì khả năng bị còi xương do thiếu canxi càng cao.

Biểu hiện

Nếu trẻ bị còi xương, ngoài biểu hiện trẻ ngủ hay vặn mình, chiều cao tăng nhanh thì còn một số biểu hiện đi kèm nữa đó là:

  • Hay trằn trọc lăn lộn;
  • Thường giật mình khi ngủ;
  • Tóc rụng;
  • Đầu bị bẹp;
  • Chậm biết lẫy, bò, đi.
  • Chậm mọc răng;
  • Thóp mềm và chậm đầy (thóp là điểm mềm trên đầu của bé và trẻ nên đầy đặn và cứng cáp khi con phát triển).

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng này, để chữa cho trẻ em mới sinh hay vặn mình và không bị còi xương mẹ có thể thực hiện các cách sau:
  • Cho bé tắm nắng mỗi ngày 15 - 20 phút.
  • Ngoài ra, bổ sung cho bé 2 giọt vitamin D3 mỗi ngày.
  • Uống 5ml canxi và 5mg kẽm mỗi ngày.
Trên đây là 5 nguyên nhân khiến trẻ em mới sinh hay vặn mình cùng những biểu hiện và giải pháp đi kèm chúng tôi chia sẻ. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt, một nguồn sữa dồi dào. Chúc các con hay ăn chóng lớn, phát triển khỏe mạnh!


Đọc tiếp »

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Thực hư Lợi - Hại: Mới sinh em bé có được uống nước ngọt không?

Em chào bác sĩ, em mới sinh em bé có được uống nước ngọt không ạ? Em thấy có người uống nước ngọt ngay từ khi mới sinh xong để xì hơi được, tránh dính ruột. Em thì mới sinh không dám thử “chiêu” đó. Nhưng nếu em sinh xong 2 tháng rồi thì uống được chứ ạ?

(Quỳnh Mai - Hạ Long, Quảng Ninh)

Thực hư về lợi - hại: Mới sinh em bé có được uống nước ngọt không?

Bạn Quỳnh Mai thân mến, việc mới sinh em bé có được uống nước ngọt không chúng tôi cũng đã từng chia sẻ ở nhiều bài viết. Đây là một loại thức uống không nên sử dụng khi mới sinh xong, dù là nước ngọt có ga hay không. Vậy tại sao lại có ý kiến là uống nước ngọt có thể tránh dính ruột, giúp xì hơi.

Không có một nghiên cứu nào chỉ ra việc nước ngọt có thể tránh dính ruột và giúp mẹ xì hơi khi mới sinh xong. Có thể đó chỉ là một sự trùng hợp, ngẫu nhiên của một số mẹ rất hiếm gặp. Thường thì các mẹ sau khi sinh rất khó xì hơi, chỉ có ăn uống đồ nhẹ như cháo loãng mới giúp lưu thông hệ tiêu hóa và dễ đi ngoài. 

Không chỉ mẹo mới sinh uống nước ngọt là không đúng mà nó còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Mẹ đã biết mới sinh em bé có được uống nước ngọt không rồi thì cũng tìm hiểu xem nếu cố tình “thử” loại nước này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ như thế nào và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé ra sao?
  • Nếu như mới sinh xong mẹ uống nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga sẽ làm giảm khả năng tiết sữa của người mẹ tới 20% so với bình thường.
  • Nước có ga thường làm ợ hơi, khi đó sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu, bên cạnh đó, đường ruột còn đang rất kém, loại nước này lại khá mạnh nên sử dụng rất dễ bị đau bụng, đi ngoài.
  • Bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến con, khi bé bú sữa có chứa ga sẽ làm chậm khả năng phát triển các kỹ năng vận động hơn so với các trẻ khác.
  • Phụ nữ mới sinh không nên uống nước ngọt vì chúng còn chứa rất nhiều đường hóa học gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Vì thế, mẹ mới sinh nên tránh xa các loại nước ngọt như: coca, pepsi, nước bí đao, chanh leo, nước cam, tăng lực,... Bên cạnh đó, mẹ cần tránh xa các loại nước có cồn và caffeine như: Rượu, bia, cafe, trà xanh,...

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, sau sinh 6 tháng mẹ mới có thể sử dụng các loại thức uống này. Cho nên, mẹ Quỳnh Mai mới sinh được 2 tháng thì không nên uống loại nước này. 

Mới sinh em bé có được uống nước ngọt không? - Mẹ đã có thể trả lời và nắm rõ những tác hại của nó. Vậy sau sinh uống được nước gì? Mẹ Quỳnh Mai và các mẹ có thể theo dõi phần tiếp theo!

Mới sinh em bé không được uống nước ngọt thì uống nước gì?

Sau cuộc vượt cạn, cơ thể mẹ không chỉ mất sức, mất máu mà còn mất rất nhiều nước. Vì thế việc bổ sung các loại nước cho cơ thể mẹ sau sinh là rất cần thiết. Nếu như nước ngọt và một số loại nước chứa cafeine kể trên không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé mới sinh. Vậy loại nước nào là lựa chọn tốt nhất?
  • Nước lọc: Đây là loại nước được ưu tiên hàng đầu vì rất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Khi mới sinh xong, mỗi ngày mẹ nên uống trên 3 lít nước để giúp thải độc cho cơ thể tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đảm bảo loại nước này sạch sẽ, hoặc nếu có thể sử dụng nước lọc khi đun sôi để nguội là tốt nhất.
  • Một số loại nước ép trái cây: Mẹ mới sinh nên ăn nhiều trái cây, thay vì ăn, mẹ cũng có thể ép lấy nước uống. Mẹ chỉ cần tránh một số loại quả có tính nóng và vị hăng nồng, cay như: sầu riêng, mít, xoài, vải, mận,... thì các loại quả khác đều có thể ép lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp. Lưu ý, cần xen kẽ việc ăn các loại quả, không nên chỉ ăn nguyên 1 loại quả nào đó.
  • Sữa: Sữa có thể thay thế các loại thức uống trên khi bạn cảm thấy muốn đổi vị. Đây là nguồn thức uống giàu dinh dưỡng, cung cấp năng lượng dồi dào, dạng lỏng dễ uống, lại nhanh hồi phục vết thương. 
Xem thêm:

Lưu ý: Đối với các loại đồ ăn thức uống cho mẹ mới sinh thì đều không nên ăn nguội hay uống lạnh. Mọi thứ nên được hâm nóng hoặc sử dụng khi hết lạnh để tránh gây đau bụng. 

Bài viết trên đã giúp mẹ Quỳnh Mai cũng như các mẹ khác hiểu rõ việc mới sinh em bé có được uống nước ngọt không và nên uống những loại nước gì. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, có một chế độ ăn uống phù hợp để mau chóng hồi phục, nuôi con phát triển toàn diện với dòng sữa thơm, ngon, mát bổ nhé!

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Mẹ mới sinh xong có được ăn trứng vịt lộn không? Bao lâu là an toàn?

Mới sinh xong, cơ thể còn yếu, hệ tiêu hóa còn non nớt, nên chế độ ăn uống của sản phụ cần cẩn trọng. Câu hỏi mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không và sau sinh bao lâu ăn được là câu hỏi của bạn Thủy Tiên gửi về cho chúng tôi nhờ giải đáp. Cùng theo dõi bài viết sau để xem chuyên gia nói gì nhé!

Xem thêm:


Câu hỏi: 


“Em muốn hỏi là mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không? Từ trước đến giờ em vẫn biết trứng vịt lộn rất bổ, nhưng mới sinh xong nên còn dè chừng. Vậy nó có tốt cho cả các mẹ mới sinh không? Em sinh bé được 20 ngày thì đã ăn được chưa ạ?"


(Thủy Tiên, Phủ Lý, Hà Nam)


Trả lời:

Chào bạn Thủy Tiên, sau đây là giải đáp của chuyên gia về 2 câu hỏi chính của bạn là: Mới sinh có được ăn trứng vịt lộn khôngsau khi sinh thì bao lâu có thể ăn trứng vịt lộn

Mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn là món ăn phổ biến ở Việt Nam, đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Trứng vịt lộn được nghiêm cấm đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… Vậy phụ nữ mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không?

Không phải tự nhiên trứng vịt lộn lại nghiêm cấm đối với một số đối tượng như vây, bởi nó không phải thực phẩm lành tính. Thế nhưng, phụ nữ mới sinh có được ăn trứng vịt lộn nhưng phải ăn đúng cách, ăn ít một, nếu không nó sẽ trở thành “con dao 2 lưỡi” đối với sức khỏe của mẹ.

Mặt lợi của trứng vịt lộn đối với mẹ mới sinh

  • Trứng vịt lộn có công dụng bổ huyết, giúp cơ thể nhanh hồi phục, vì thế rất phù hợp với các mẹ mới sinh.
  • Sản phụ nào sinh xong bị gầy, sụt cân thì có thể ăn trứng vịt lộn bởi nó giúp mẹ cải thiện cân nặng. Tuy nhiên không vì thế mà lạm dụng tác dụng đó để ăn nhiều. Quan trọng là bạn có biết cách ăn để hấp thụ trọn vẹn được không. 
  • Cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào hơn bất cứ loại thực phẩm nào. Với thành phần dinh dưỡng từ 1 quả trứng vịt lộn chứa: 182 KCal, 13.6g protein.

Mặt hại của trứng vịt lộn đối với mẹ mới sinh

  • Cholesterol trong trứng vịt lộn khá cao (600mg), vì thế nếu ăn nhiều có thể làm tăng hàm lượng Cholesterol xấu dẫn đến bệnh về huyết áp, tim mạch.
  • Mẹ mới sinh có được ăn trứng vịt lộn nhưng ăn nhiều có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 
  • Trứng vịt lộn chứa một lượng vitamin A đáng kể, rất có thể mẹ hoặc bé bị vàng da nếu ăn nhiều.

Mẹ mới sinh bao lâu được ăn trứng vịt lộn là an toàn?

Phụ nữ mới sinh trong 1, 2 tuần đầu thì chưa nên ăn. Nếu mẹ thèm ăn quá thì sau 3 tuần có thể ăn 1 quả/tuần. Tuy nhiên, cũng cần ăn một cách cẩn thận và dè chừng, ăn chút một xem có vấn đề gì với bụng dạ không thì mới nên ăn tiếp.

Khi ăn mẹ nên lưu ý rằng số điều sau để đảm bảo mẹ có thể hấp thụ tốt nhất trứng vịt lộn để tốt cho sức khỏe của 2 mẹ con:
  • Mới sinh có được ăn trứng vịt lộn nhưng không được ăn quá 2 quả/tuần, mỗi lần ăn không gần nhau hay ăn một lúc 2 quả.
  • Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng để giúp hấp thu tốt nhất vì chúng nhiều năng lượng và khó tiêu hóa. Vì thế, ăn buổi sáng, sau đó bổ sung các thực phẩm khác có dầu mỡ để việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Ăn trứng vịt lộn với rau răm, gừng để giảm độ tanh và tính hàn vốn dĩ của trứng vịt lộn.
  • Lượng gia vị phù hợp khi ăn 1 quả trứng vịt lộn cho mẹ là khoảng 2g gừng thái sợi; 2, 3 cọng rau răm tươi.

Giải đáp trên mong rằng đã thỏa mãn với câu hỏi của bạn Thủy Tiên về việc mới sinh có được ăn trứng vịt lộn không. Chúc bạn có một chế độ ăn khoa học, luôn cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé sau sinh tốt nhất!

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Đáp án cho câu hỏi: Mới sinh ăn dưa hấu ĐƯỢC hay KHÔNG?


Theo như kết quả khảo sát của chúng tôi về câu hỏi: “Mới sinh ăn dưa hấu được không?” từ các mẹ đã sinh con. Đã xảy ra 2 luồng ý kiến: Có mẹ cho rằng mới sinh ăn được dưa hấu, có người lại nghĩ là không, có chị em lại bảo nếu ăn một ít không sao, ăn nhiều là nguy hiểm. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau với những quan điểm đó nhé!

Sau đây là cuộc khảo sát của chúng tôi ở phố đi bộ với các mẹ đã có kinh nghiệm sinh đẻ về việc: Mới sinh ăn dưa hấu được không? Sau đây là 3 luồng ý kiến với những quan niệm riêng và cùng theo dõi đến cuối bài xem chuyên gia nói gì nhé!

Xem thêm:

Quan niệm mới sinh ăn dưa hấu được không?

1. Mới sinh ăn dưa hấu ĐƯỢC

Chị Lan Hương (Cầu Giấy - Hà Nội): Ôi! Mình sinh xong ăn đủ các loại quả, miễn sao là ngọt. Trừ ổi ra vì sợ táo bón. Mình ăn na nhiều, dưa hấu, chuối, táo, nho không hạt, vú sữa,... Ôi đủ các loại, được cái thích ăn hoa quả, nói đã thấy thèm. Mình sinh 2 đứa đều chế độ như thế, mẹ khỏe mà con nhanh lớn. Đứa thứ 2 lại sinh vào mùa hè mà dưa hấu là nhất, mỗi lần ăn cứ phải 3, 4 miếng.

Chị Lê Lan (Long Biên - Hà Nội): Mình mới sinh được 10 ngày đã ăn dưa hấu rồi, ngoài ra còn ăn na với chuối là chính, bưởi ngọt, cam vắt cho thêm đường, nước mía,... Nói chung để an toàn mình hay làm ấm nước trước khi uống vì uống lạnh không tốt. 

2. Mới sinh KHÔNG được ăn dưa hấu

Bạn Thùy Anh (Đường Hoàng Hoa Thám): Mình thấy dưa hấu là một trong những thực phẩm cần kiêng theo chế độ dinh dưỡng học cổ truyền. Bởi nó nhiều nước lại khiến nóng trong, dẫn đến sữa mẹ bị nóng không tốt cho bé chút nào. Ngoài ra, mình còn kiêng cả cà chua, dưa chuột, chuối tiêu, thị,.... Tính mình cẩn thận nên ai bảo kiêng cái gì cũng kiêng, bù lại để đủ chất mình ăn nhiều rau và sữa. 

Bạn Hoàng Lương (Đông Anh - Hà Nội): Mới sinh ăn dưa hấu được không á? Theo mình thì không nên ăn và mình cũng chưa ăn bao giờ. Sau khi sinh tầm 2, 3 tháng mình mới ăn uống bình thường. Còn lúc mới sinh thì mình kiêng nhiều thứ lắm.

Bác Lương (54 tuổi - Hoàn Kiếm - Hà Nội): Mới sinh xong bụng dạ kém thì tốt nhất nên kiêng dưa hấu đi, mới sinh xong nên ăn cam ngọt, bưởi, chuối tiêu thì sẽ tốt hơn.

3. 50/50 về quan niệm: Mới sinh ăn dưa hấu được không?

Chị Thảo (Cầu Giấy - Hà Nội): Mấy bà, mấy mẹ nhà em bắt em kiêng đủ thứ, nào là bảo ăn ổi sợ cứng bụng, táo bón, ăn cam quýt thì sợ chua, ăn dưa hấu lợi tiểu, nóng trong,... Vì thế, em cũng chẳng biết mới sinh ăn dưa hấu được không, lâu lâu em ăn vụng miếng dưa hấu thì cũng thấy chẳng sao cả.

Chị Linh (Hải Phòng): Sinh xong mình ăn rất nhiều trái cây, những trái cây nóng như: xoài, dưa hấu, nhãn, vải...thì ăn ít thôi

Chị Lan Anh (Vĩnh Phúc): Mình nghĩ còn tùy thuộc vào mới sinh mấy ngày hay mấy tuần. Nếu là mới sinh 1 - 2 tuần thì không nên ăn dưa hấu. Sau 1, 2 tháng ăn là tốt nhất!

Vậy với 3 luồng ý kiến trên về việc mới sinh ăn dưa hấu được không, chuyên gia có những giải đáp gì về vấn đề này? Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!

Trả lời từ chuyên gia: Mới sinh ăn dưa hấu được không?

Dưa hấu là một loại quả có vị ngọt, thanh mát, bán rất chạy vào mùa hè. Nó không chỉ có tác dụng giải khát mà còn vô vàn những lợi ích như điều trị huyết áp cao, đái tháo đường, bệnh về viêm thận,... Tuy nhiên, đây là loại quả có tính hàn dễ gây lạnh bụng, câu hỏi của rất nhiều mẹ là: Vậy mới sinh ăn dưa hấu được không?

Dưa hấu là một loại trái cây lành tính, chưa có một nghiên cứu nào nói đến việc dưa hấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các sản phụ sau sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ mới sinh em bé trong vòng 2 - 3 tuần thì không nên ăn dưa hấu. Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa của mẹ và bé chưa ổn định, dưa hấu lại có tính hàn gây lạnh bụng. Nếu mẹ thèm quá thì vẫn có thể ăn 1 miếng cũng không sao.

Đối với các mẹ sau sinh 1 tháng thì có thể ăn bất cứ loại trái cây nào (trừ loại quả chua) nhưng nên ăn ít một để theo dõi xem nó có hợp với hệ tiêu hóa của mẹ và bé khi mới sinh không.

Trên đây là cuộc khảo sát của chúng tôi với các mẹ đã có kinh nghiệm sau sinh về việc mới sinh ăn dưa hấu được không và những giải đáp chính xác từ chuyên gia. Chúc các mẹ mới sinh nhanh hồi phục, chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Nguồn: memoisinh.blogspot.com

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Trẻ mới sinh dùng tã gì để không ảnh hưởng đến làn da của bé?


"Em thấy trẻ sơ sinh có rất nhiều loại tã, nào là tã giấy, tã xô,... Bác sĩ cho em hỏi, trẻ mới sinh dùng tã gì để không bị ảnh hưởng đến làn da của con ạ? Đối với trẻ mới sinh nên dùng tã đến khi nào ạ? Em mang thai lần đầu và dự kiến 2 tuần nữa sinh nên muốn tìm hiểu để chuẩn bị dần ạ!"

(Lương Minh Hồng, Lạng Sơn)

Xem thêm:

Có các loại tã gì dùng cho trẻ mới sinh

Trẻ sơ sinh có cấu tạo làn da mỏng, nhiều nước nhưng lại ít đàn hồi nên việc tìm hiểu và lựa chọn cho trẻ mới sinh dùng tã gì là rất cần thiết. Hiện tại có rất nhiều loại tã mà mẹ bắt buộc phải dùng như tã chéo, tã giấy/tã xô, tã dán. Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn mà sử dụng tã phù hợp.

Tã xô và tã chéo có công dụng như nhau, sử dụng cùng thời điểm như nhau. Đây cũng là 2 loại tã được so sánh nhiều nhất. 
  • Về tã xô: ra đời trước tã giấy, được sử dụng từ hồi các mẹ, các bà mới sinh. Nó được làm bằng vải xô, chất liệu mềm mại, tốt cho da của em bé nhưng lại khá bất tiện về việc giặt giũ.
  • Về tã giấy lót sơ sinh hay còn gọi là giấy lót phân xu, khắc phục được nhược điểm của tã xô. Loại tã này rất tiện lợi nhưng chỉ dùng được 1 lần và dùng trong vòng 3 - 4 tuần đầu sau sinh khi trẻ mới sinh vẫn còn phân xu.
Ngoài ra, còn có loại tã chéo mặc thay quần cho bé ở 2 - 3 tuần đầu sau sinh. Vẫn có nhiều mẹ hỏi giờ nhiều loại tã vậy có nên dùng tã chéo cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là có. Bởi loại tã nãy me có thể dùng để đệm cho 1 trong 2 loại tã giấy hoặc tã xô và chúng có tác dụng ôm chặt cơ thể bé giống như khi vẫn còn trong bụng mẹ. Cho nên, loại tã này mẹ nào cũng nên có 2 - 3 cái.

Vậy khi hết phân xu thì trẻ mới sinh dùng tã gì

Khi đó, mẹ lại cần tã dán sơ sinh, đây là một loại bỉm size nhỏ nhất (XS) dành cho bé dưới 5kg. Sản phẩm này cũng gần giống với miếng dán sơ sinh (giống băng vệ sinh) dùng với quần đóng bỉm có miếng dán ở 2 bên hông.

Đó là những loại tã mẹ nào cũng phải cần sử dụng đến. Tuy nhiên giữa tã xô và tã giấy lại là một lựa chọn cho mẹ khi không biết trẻ mới sinh dùng tã gì trong 2 loại tã đó. Phần tiếp theo mẹ chúng tôi sẽ cho mẹ thấy ưu - nhược điểm 2 loại tã này.

Trẻ mới sinh dùng tã gì để không ảnh hưởng đến da - Tã giấy hay tã xô?

Để lựa chọn loại tã phù hợp, mẹ nên nắm được các ưu - nhược điểm của từng loại tã để lựa chọn tốt nhất cho con cũng như khả năng kinh tế của mình.

Tã xô

Tã xô được làm từ vải xô, mẹ chỉ cần sử dụng 3 - 4 cái hoặc nếu nhiều hơn tùy thích.

Ưu điểm: 
  • Chất liệu mềm mại, không ảnh hưởng đến da của bé.
  • Khả năng thấm hút tốt.
  • Chi phí rẻ.
Nhược điểm:
  • Phải giặt giũ thường xuyên và bằng tay chứ không dùng được máy giặt.
  • Nếu khi lót chỉ để 1 lớp mà không gấp có thể bị thấm ra giường.
  • Phải là ủi sau khi giặt vì nó dễ bị xô lại, nhăn.

Tã giấy

Nó được gọi với cái tên là tã giấy hay miếng lót phân xu bởi nó như một khổ giấy hình vuông, to hơn bàn tay một chút. tã giấy được làm bằng 2 lớp: 1 lớp vải ở trên, một lớp dệt ni lông bên dưới để tránh trào. Vậy ưu - nhược điểm là gì?

Ưu điểm:
  • Chất liệu vải không dệt nên không có hóa chất độc hại, bảo quản rất an toàn với làn da của bé.
  • Khả năng thấm hút tốt.
  • Thoáng mát hơn vải xô và không bị bịt kín như bỉm.
Nhược điểm: Sử dụng 1 lần nên khá tốn kém và nếu mẹ không ưu ý thay đều có thể làm hăm, viêm nhiễm cho con.

Như vậy mẹ đã có lựa chọn cho trẻ mới sinh dùng tã gì rồi chứ?

Trẻ mới sinh nên dùng tã đến khi nào?

Sau khi đã biết trẻ mới sinh dùng tã gì, chúng tôi xin trả lời câu hỏi tiếp theo là trẻ mới sinh thì nên dùng tã đến khi nào?

Đối với tã giấy và tã xô thì như đã nói ở trên, vì đây là loại tã chỉ dành cho 3 - 4 tuần đầu sau sinh khi bé có phân xu. Con lớn hơn, phân nhiều hơn mẹ lại dùng qua tã dán cho trẻ sơ sinh. Chúng có nhiều size, size nhỏ nhất vẫn được gọi là tã, khi bé lớn hơn sẽ dùng size lớn hơn gọi là bỉm.

Mẹ có thể cho bé ngưng dùng tã khi được 18 tháng tuổi, tức là 1 tuổi rưỡi. Bởi vì cho con hạn chế dùng tã được là tốt nhất để vừa tiết kiệm cho bố mẹ, vừa giúp con có tính tự lập, tự giác cao. Vì thế, trong độ tuổi từ 1 đến 3, mẹ hãy dạy cho con cách ngồi bô khi đi tiêu và đi tiểu.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý để con có thể ngồi bô, ban đầu phải cắt giảm việc dùng tã của con từ từ.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi trẻ mới sinh dùng tã gì và khi nào có thể cho con ngưng dùng tã của bạn Lương Minh Hồng. Chúc bạn chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới thật tốt và sau đó, chăm sóc con yêu khỏe mạnh và chu đáo!

Đọc tiếp »

Giải đáp về tranh luận: Mới sinh có được uống nước dừa không?


Mới sinh có được uống nước dừa không?” - Đang là câu hỏi làm xôn xao nhiều diễn đàn hiện nay. Bởi vì đây là loại quả mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, lại giải khát rất tốt vào mùa hè. Cùng theo dõi đoạn trích từ một diễn đàn mẹ và bé để xem chị em nói gì về vấn đề này, sau đó tìm ra câu trả lời cho mình từ bài viết này nhé!

Xem thêm:

Chị em tranh cãi về chuyện: Mới sinh có được uống nước dừa không?

Nguyễn Thanh: Các mẹ ơi, mới sinh có được uống nước dừa không ạ? Em mới sinh xong được 3 tuần, lúc nào cũng thấy khát nước. Trước giờ vẫn thích uống nước dừa nhưng không biết nó có ảnh hưởng gì xấu không? Chị em nào biết cho xin ít cao kiến với ạ!

Phạm Hoàn: Các cụ vẫn bảo mới sinh xong không nên uống nước dừa vì sẽ gây lạnh bụng đấy, bạn cứ kiêng cho lành, đặc biệt lại trong tháng đầu sau sinh.

Lưu Linh: Em thì không biết mới sinh có được uống nước dừa không nhưng em nghe nói nếu uống nước dừa với hồ tiêu sẽ giúp đẩy sản dịch. Nếu có thể tống sản dịch thì chắc là uống được chứ nhỉ?

Minh Châu: Không đúng đâu bạn ơi, mới sinh uống nữa dừa sẽ khiến cả mẹ cả con đi ngoài ấy. Mình đã thử uống 1 lần trong tháng thứ 2 thôi mà bụng dạ biết ngay! Sợ lắm luôn, tốt nhất không nên uống vì bụng dạ mình yếu.

Nguyễn Thanh: Các bác làm em hoang mang quá giờ vẫn chưa biết chính xác là mới sinh có được uống nước dừa không nữa!

Phạm Hoàn: Thôi thì có thờ có thiêng, có kiêng có lành bạn ạ. Bạn khát quá thì có thể uống các loại nước khác nhưng nói chung không nên uống nước lạnh khi mới sinh được 3 tuần.

Như các bạn đã thấy, khi đưa ra một vấn đề thảo luận sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Sau đây là câu trả lời được chúng tôi tổng hợp từ các chuyên gia sức khỏe, bác sỹ chuyên khoa.

Mới sinh có được uống nước dừa không?

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh rất cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong thành phần dinh dưỡng của quả dừa có chứa chất đạm (0,4g), vitamin C (1mg) và nhiều khoáng chất (canxi, sắt, photpho,..), vì thế rất phù hợp cho mẹ mới sinh.

Các sản phụ uống nước dừa còn giúp giải khát, giảm căng thẳng, đẹp da, đẹp dáng, tốt cho sữa mẹ và cải thiện hệ miễn dịch,... Tuy nhiên, nó chỉ thật sự tốt khi mẹ biết uống đúng cách và đúng thời điểm.

Mới sinh có được uống nước dừa không thì các mẹ đã có câu trả lời rồi nhưng phải đợi bao lâu mẹ mới có thể uống loại quả này? Các bạn cùng tiếp tục theo dõi phần tiếp theo nhé!

Mới sinh bao lâu có thể uống được nước dừa?

Do quả dừa có tính hàn, cơ thể mẹ cũng bị hạ thân nhiệt sau sinh, cho nên lạnh càng không thể gặp lạnh, khí đó sẽ bị lạnh bụng. Mẹ nên kiêng uống nước dừa trong tháng đầu sau sinh. Từ tháng thứ 2 trở đi, mẹ có thể uống thử một chút để nghe ngóng tình hình xem bụng dạ có phản ứng tốt với loại quả này không rồi mới có thể tiếp tục uống.

Bên cạnh đó, mẹ cũng phải chú ý đến biểu hiện của con khi uống nước dừa. Bởi vì bất cứ thứ gì mẹ hấp thụ sẽ được chuyển hóa vào sữa cho con. Mẹ bị đau bụng, đi ngoài cũng có thể khiến con bị đi ngoài theo.

Nếu cơ thể đồng tình với loại quả này, mẹ cũng không nên uống quá nhiều. Bởi vì uống nước dừa nhiều sẽ gây đầy bụng, no không thể bổ sung các dưỡng chất khác. Vì thế, mỗi tuần mẹ chỉ nên uống 3 - 4 quả, mỗi lần chỉ uống 1 quả.

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ không còn băn khoăn về việc mới sinh có được uống nước dừa không. Đây là một loại quả lành tính, chỉ cần mẹ lưu ý uống sao cho đúng cách, uống đủ liều lượng thì cũng không cần quá lo lắng. Mong rằng các mẹ mới sinh có đủ kiến thức về việc ăn gì, uống gì hợp lý sau sinh để đảm bảo có một sức khỏe tốt để chăm sóc con yêu phát triển khỏe mạnh.

                                                                                                            Nguồn: memoisinh.blogspot.com

Đọc tiếp »
 

CẨM NANG CHO MẸ MỚI SINH Template by Ipietoon Cute Blog Design and Waterpark Gambang